Kinh tế Nhật tăng trưởng chững lại bởi quá nhiều thách thức

Dữ liệu ban đầu từ nội các Nhật cho thấy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tính đến hết năm 2022 đạt quy mô ước tính 546 nghìn tỷ yên, tức khoảng 4,1 nghìn tỷ USD ở mức tỷ giá hiện tại.

Trong năm 2022, kinh tế Nhật tăng trưởng 1,1%, như vậy đây là năm thứ 2 liên tiếp kinh tế nước này tăng trưởng tính từ sau khi phục hồi từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật đã chậm lại đáng kể so với mức 2,1% của năm 2021, theo chính phủ Nhật công bố vào ngày thứ Ba.

Dữ liệu ban đầu từ nội các Nhật cho thấy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tính đến hết năm 2022 đạt quy mô ước tính 546 nghìn tỷ yên, tức khoảng 4,1 nghìn tỷ USD ở mức tỷ giá hiện tại.

Nhu cầu cá nhân tăng trưởng 2,4% so với năm trước đó khi mà tiêu dùng các hộ gia đình tăng trưởng 2,2% trong bối cảnh các biện pháp hạn chế đi lại để kiểm soát dịch COVID-19 được áp dụng. Đầu tư vốn doanh nghiệp cũng tăng trưởng 1,8%.

Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu tăng cao sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang và sự xuống giá của đồng yên đồng nghĩa chi phí nhập khẩu hàng hóa vào Nhật tăng lên. Dù rằng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tăng trưởng được 4,9%, nhập khẩu với cùng ngành hàng tăng 7,9%, chính vì vậy xuất khẩu ròng ảnh hưởng đến GDP nói chung.

Còn nếu tính theo danh nghĩa, GDP Nhật trong năm 2022 tăng trưởng 1,3%.

Quảng cáo

Chuyên gia kinh tế tại Moody Analytics, ông Stefan Angrick, khẳng định nếu nhận định về tương lai, sự phục hồi của kinh tế Nhật sẽ còn đương đầu với nhiều vấn đề.

Trong nghiên cứu của mình mới được công bố, ông Angrick nhấn mạnh: “Quan điểm cơ bản của chúng tôi chính là Nhật sẽ có tăng trưởng vừa đủ trong năm 2023 khi mà nhu cầu nội địa cải thiện, các biện pháp kiểm soát ngăn COVID-19 được gỡ bỏ. Tuy nhiên, GDP hiện vẫn ở ngưỡng trước đại dịch COVID-19 và rủi ro với triển vọng tăng trưởng kinh tế không hề nhỏ. Động lực tăng trưởng thấp sẽ gây sức ép lên xuất khẩu”.

Theo Bnews, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki ngày 23/1 cảnh báo tình hình sức khỏe tài khóa của nước này đang xấu đi với quy mô “chưa từng có” sau các đợt chi tiêu lớn liên quan đến đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine. Ông Suzuki nhấn mạnh điều quan trọng là phải đảm bảo không gian tài khóa đề phòng các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản trong ngày họp đầu tiên của phiên họp thường kỳ, Bộ trưởng Suzuki cho rằng môi trường xung quanh nền kinh tế Nhật Bản đang ngày càng xấu đi do giá cả tăng và nỗi lo suy thoái toàn cầu liên quan đến các chính sách thắt chặt tiền tệ. Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu phục hồi kinh tế trước khi tái cơ cấu tài khóa.

Ông nói: “Tài chính công là nền tảng của tín nhiệm quốc gia. Điều quan trọng là phải đảm bảo không gian tài khóa để ngăn ngừa mức độ tín nhiệm của Nhật Bản và sinh kế của người dân bị ảnh hưởng trong tình huống khẩn cấp… Sau các biện pháp đối phó với đại dịch và phải sử dụng ngân sách bổ sung, chúng ta (Nhật Bản) đang đối mặt với tình hình tài chính nghiêm trọng ở mức độ chưa từng có”.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua dự thảo ngân sách kỷ lục 114.380 tỷ yên cho tài khóa 2023, bắt đầu từ ngày 1/4 tới. Dự thảo ngân sách vừa được trình lên Quốc hội ngày 23/1, bao gồm các khoản chi nhằm hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lạm phát, vốn đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, cùng với các kế hoạch chi cho quốc phòng kỷ lục.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

Fed vẫn thận trọng điều hành lãi suất trong bối cảnh thuế quan mới

Trong bối cảnh các thông báo thuế quan mới dự kiến được đưa ra vào tuần tới, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ lập trường thận trọng về lãi suất.

Giá vàng tiếp tục "thăng hoa" nhờ tín hiệu hạ lãi suất từ Fed Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau tín hiệu từ Fed

Chi tiêu công của Mỹ có thể giảm 1.000 tỷ USD

Theo người phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ Elon Musk, mục tiêu giảm 1.000 tỷ USD ngân sách liên bang có thể đạt được mà không ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ công.

Chủ tịch Bắc Ninh chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu đô thị 27.000 tỷ của Phú Mỹ Hưng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

Tăng phí cảng với tàu Trung Quốc: Giá cước container từ Mỹ sang châu Âu sẽ tăng 500%

Theo American Container Line, việc tăng phí cảng với tàu Trung Quốc sẽ khiến giá cước container xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu đối với hãng tàu có đội tàu đóng tại Trung Quốc tăng 500%.

Coca-Cola bán gần 900 triệu lít, lãi hàng trăm tỷở Việt Nam, là thị trường lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Nguy cơ thất nghiệp gia tăng do thuế quan của Mỹ đối với EU

Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland, Mỹ rất có thể sẽ áp thuế đối với EU trong những tuần tới và điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất tới 80.000 việc làm tại Ireland trong trung hạn.

Tổng thống Trump bất ngờ đưa ra lập trường mềm mỏng, rút lại quyết định áp thuế 50% với thép và nhôm với Canada Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU