Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiề

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ cao hơn năm 2023

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ước tháng 3 xuất khẩu rau quả đạt 433 triệu USD, tăng 3,65% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 3 tháng đầu năm nay xuất khẩu rau quả đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý II tăng trưởng ít nhất 20% so với cùng kỳ năm trước và ước kim ngạch xuất khẩu 2 quý đầu năm đạt 3,3 tỷ USD.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruite) cho biết, ước tính sơ bộ xuất khẩu rau quả trong quý I/2024 đạt 1,25 tỷ USD, nhưng trên thực tế có thể cao hơn vài chục triệu. Trong 1,25 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu rau quả của quý I/2024, sầu riêng đạt khoảng 500 triệu USD, chiếm từ 40 - 50% trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, số còn lại là từ các sản phẩm khác. Trung Quốc là mùa lạnh nên rất thiếu trái cây tươi và họ rất cần các loại trái cây nhiệt đới, ngoài sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì thanh long, chuối cũng được tiêu thụ rất mạnh.

“Yếu tố thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả quý I tăng trưởng mạnh là nhờ sầu riêng nghịch vụ ở miền Tây, thanh long, chuối và xoài. Trong đó, sầu riêng và thanh long là hai loại trái xuất khẩu chủ lực, đến tháng 5 là vào đợt cao điểm sầu riêng chính vụ ở miền Tây, qua tháng 6 thì Đồng Nai vào vụ, tiếp sau Đồng Nai là đến khu vực Tây Nguyên, như vậy sầu riêng Việt Nam sẽ có mặt quanh năm suốt tháng ở thị trường Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong các tháng 5 và 6 đạt đỉnh cao là nhờ sầu riêng ở miền Tây và Đông Nam bộ vào vụ”, ông Nguyên nói.

Theo Vinafruite, biểu đồ xuất khẩu sầu riêng năm 2023 cho thấy tháng 5, 6, và tháng 9, 10 tăng rất mạnh và đạt mức cao nhất, thậm chí có tháng cao điểm kim ngạch xuất khẩu có thể đạt từ 800-900 triệu USD/tháng, có được kết quả này nhờ sự đóng góp lớn của mặt hàng sầu riêng. Dự kiến, năm nay kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ cao hơn năm 2023 vì mã số vùng trồng được phía Trung Quốc cấp đã tăng lên gấp đôi so với năm ngoái, cùng với đó là sản lượng sầu riêng mỗi năm tăng lên khoảng 20%.

Trong khi sầu riêng ở Thái Lan chỉ đạt năng suất bình quân khoảng 14 tấn/ha, thì năng suất sầu riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 20 tấn/ha, còn ở miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên là vùng đất đỏ Bazan rất phù hợp với cây sầu riêng nên cho năng suất cao, cá biệt có một số nhà vườn ở Đắk Lắk chăm sóc tốt có thể đạt năng suất bình quân từ 30-40 tấn/ha.

Quảng cáo

Chất lượng vận chuyển quyết định chất lượng và sự thành công trái cây tươi Việt Nam

Tổng Thư ký Vinafruite cho biết, tăng trưởng xuất khẩu rau quả lên đến 27% so với cùng kỳ năm trước, hiệp hội dự đoán kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý II sẽ tăng thêm ít nhất 20% so với cùng kỳ và ước đạt mức 3,3 tỷ USD.

Nhìn chung năm nay cũng như năm ngoái kim ngạch xuất khẩu rau quả trông cậy vào mặt hàng sầu riêng, nhờ kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng mạnh đã kéo kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả cũng tăng lên. Ngoài xuất tươi thì hiện nay sầu riêng cũng đã đa dạng sản phẩm như sấy khô, đông lạnh, … nên phát triển được nhiều thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả khác như thanh long, xoài, mít, … cũng phát triển và tăng khoảng 10% trở lại, song cũng góp phần vào tăng trưởng chung của toàn ngành rau quả.

“Mặt hàng sầu riêng chính là “ngòi nổ” làm tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu của cả ngành hàng rau quả”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Mặt khác, tình hình logistics phục vụ vận chuyển rau quả sang thị trường Trung Quốc cũng đang dần đi vào ổn định và ngày càng hoàn thiện hơn, nhờ tuyến cao tốc xuyên Việt được xây dựng ngày càng nhiều hơn góp phần rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản, trong đó có ngành hàng rau quả.

Theo ông Nguyên, đối với mặt hàng rau quả thời gian và phương thức vận chuyển rất quan trọng, vì là mặt hàng tươi cho nên thời gian vận chuyển và phương thức vận chuyển quyết định chất lượng sản phẩm. Hiện nay thời gian xe chạy từ Nam ra Bắc đã tương đối rút ngắn được thời gian và đường đi cũng đã êm ái hơn trước đây.

“Chất lượng vận chuyển quyết định chất lượng sản phẩm và sự thành công trái cây tươi Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, nếu trái cây từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn còn giữ chất lượng tươi tốt không bị dập nát, úng thối trong quá trình vận chuyển cùng với giá bán cạnh tranh sẽ có nhiều người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và lâu ngày sẽ hình thành nên thương hiệu quốc gia”, ông Nguyên nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia

Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm

Tính đến giữa tháng 6, xuất khẩu cà phê đạt 862.426 tấn, mang về hơn 3 tỷ USD, giảm gần 8% về khối lượng nhưng tăng gần 39% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá bình quân xuất khẩu tăng đến 41%. Trong số 5 thị trường chính thì Đức là quốc gia nhập khẩu số 1 cà phê Việt Nam.

Khối lượng xuất khẩu cà phê của VN sẽ bị tác động trực tiếp khi EUDR chính thức áp dụng Xuất khẩu cà phê sẽ gặp khó khăn tại thị trường EU trong năm 2023

Nghi vấn “rút ruột” hàng hóa tại cảng Cát Lái: Tân Cảng Sài Gòn, VPSA và các doanh nghiệp sẽ điều tra đến cùng

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), một số doanh nghiệp liên quan và đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa có buổi làm việc tại Văn phòng VPSA, về tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong quá trình xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Golive phần mềm tham quan thực tế ảo VR360 cảng Tân Cảng Cát Lái từ độ cao 1000m Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài – giải pháp đem cảng tới gần khách hàng

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Nguyên nhân nào khiến xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh? Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng”

Cổ phiếu thép “nổi sóng” sau động thái mới của Bộ Công Thương liên quan đến các vụ kiện bán phá giá thép mạ và HRC

Phiên ngày 17/6, các cổ phiếu ngành thép đi ngược thị trường, thậm chí cổ phiếu HSG còn tăng kịch biên độ lên mức đỉnh hai năm sau thông tin Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc.