Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Cho tới thời điểm hiện tại, căn hộ chung cư vẫn đang là phân khúc chủ đạo, dẫn dắt thanh khoản thị trường.

Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?
Cho tới thời điểm hiện tại chung cư vẫn dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, dòng tiền sẽ dần rẽ hướng sang các loại hình khác. (Ảnh: MarketTimes).

Chung cư vẫn dẫn dắt thị trường

Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, quý 2, nguồn cung nhà ở sơ cấp đạt khoảng 27.335 sản phẩm, với khoảng 19.747 sản phẩm chào bán mới. Cũng trong quý 2, toàn thị trường ghi nhận hơn 14.400 giao dịch thành công.

Tới thời điểm hiện tại, căn hộ chung cư vẫn đang là phân khúc chủ đạo, dẫn dắt thanh khoản thị trường. Cụ thể, hơn 70% nguồn cung và 75% lượng giao dịch của thị trường BĐS sơ cấp trong quý 2 được đóng góp bởi phân khúc căn hộ.

Các dự án căn hộ mới mở bán, với phần lớn là các dự án có mức giá trên 50 triệu đồng/m2, tập trung tại Hà Nội, đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ rất tốt, lên tới 90% sau một thời gian ngắn chính thức mở bán.

Dữ liệu nghiên cứu của VARS chỉ ra, chỉ số giá căn hộ chung cư tiếp tục duy trì xu hướng tăng với mức tăng trưởng cao nhất tại Hà Nội. Cụ thể, từ giữa cuối năm 2023, mức tăng trưởng về giá bán của thị trường căn hộ Hà Nội đã bắt đầu tăng và vượt qua mức tăng giá của thị trường TP. HCM.

Tính đến quý 2/2024, giá bán căn hộ sơ cấp trung bình tại Hà Nội gần tiệm cận mức 60 triệu VNĐ/m2. So với quý 2/2019, giá bán căn hộ sơ cấp Hà Nội ghi nhận mức tăng vượt bậc với 58%, hơn gấp đôi so với tỷ lệ tăng (27%) của thị trường TP. HCM.

Chỉ số giá căn hộ chung cư tại Đà Nẵng cũng đã bắt đầu “tăng tốc" với tốc độ tăng giá trong quý 2/2024 đã vượt qua TP. HCM, dù giá bán căn hộ trung bình tại đây hiện vẫn thấp hơn 2 đô thị đặc biệt.

VARS cho rằng, giá căn hộ sơ cấp vẫn khó giảm, đặc biệt là khi nguồn cung căn hộ cao cấp đang áp đảo, chi phí xây dựng tăng cao cùng với không gian, tiện ích được đầu tư ngày càng chất lượng. Quỹ đất phát triển nhà ở thương mại ở trung tâm và vùng ven trung tâm sẽ tiếp tục được các CĐT phát triển phân khúc căn hộ, phục vụ cho nhu cầu đầu tư và nhu cầu ở thực của “người có tiền”. Còn để sở hữu nhà, các cá nhân thu nhập trung bình, thấp sẽ tiếp tục phải “trông chờ" vào nhà ở xã hội, mà phân khúc này sẽ không còn nhiều ở bán kính dưới 30km tính từ khu vực trung tâm.

Dòng tiền sẽ dần “rẽ" hướng sang các loại hình khác

Theo VARS, trong bối cảnh thị trường BĐS chưa phục hồi hoàn toàn, nguồn cung vẫn còn khan hiếm, phân khúc căn hộ vẫn sẽ tiếp tục là lựa chọn hấp dẫn, ít rủi ro cho nhà đầu tư.

Quảng cáo

VARS cho rằng, trên cơ sở cân nhắc kỹ những yếu tố vĩ mô, dòng tiền sẽ dần “rẽ" hướng sang các loại hình khác, có các yếu tố sau:

Thứ nhất là vị trí - yếu tố quan trọng nhất trong đầu tư BĐS. Vì đây là yếu tố quyết định giá trị và tiềm năng tăng giá của BĐS. Đó là các sản phẩm gần trung tâm, tại các địa phương có tăng trưởng kinh tế tốt, phát triển gắn liền với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ; đã có hạ tầng giao thông thuận lợi, gần các tiện ích như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, và khu vui chơi giải trí.

Thứ hai là tiềm năng phát triển. Các BĐS ở khu vực có chủ trương phát triển và quy hoạch hiệu quả, có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị sẽ có tiềm năng tăng giá rõ ràng. Nhưng cũng cần tìm hiểu kỹ về kế hoạch phát triển của khu vực đó trong tương lai.

Thứ ba là các sản phẩm có pháp lý sạch, đã có sổ đỏ/sổ hồng hoặc các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Hoặc được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, có hệ thống hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại hay các sản phẩm có hệ sinh thái dịch vụ cao cấp, có mục tiêu hướng tới cộng đồng dân cư tinh hoa.

VARS cho rằng, thị trường BĐS chắc chắn sẽ cần thời gian để “thẩm thấu" hoàn toàn nội dung của các bộ Luật. Các dự án BĐS cần thời gian để tháo gỡ các vướng mắc bởi việc các bộ Luật có hiệu lực thực thi sớm chỉ góp phần đẩy nhanh chứ không gỡ được ngay vướng mắc cho các dự án BĐS. Đồng thời, các dự án cũng cần hoàn thiện thủ tục, khởi động, triển khai trở lại trước khi đưa nguồn cung mới vào thị

Do đó, ngoài phân khúc căn hộ, trong ngắn hạn, dòng tiền sẽ dần "rẽ" đến các sản phẩm "sẵn sàng" giao dịch và sở hữu các yếu tố nói trên. Đầu tiên, có thể kể đến là các sản phẩm thấp tầng của các chủ đầu tư uy tín, đã đủ điều kiện bán hàng hoặc đã bàn giao, có sổ trên thị trường thứ cấp.

Tiếp theo, không thể không kể đến loại hình đất nền - “kênh đầu tư vua" với lợi nhuận hấp dẫn. Các lô đất đã tách thửa, ở các khu vực phát triển gắn liền với công nghiệp, thương mại dịch vụ, có hạ tầng hoàn thiện, mặt bằng giá chưa quá cao sẽ tiếp tục được các nhà đầu tư “săn đón”.

Hấp dẫn nhất phải kể đến loại hình đất đấu giá tại các khu đô thị, khu dân cư bởi đây là loại hình đất sạch, không dính đến tranh chấp, kiện tụng, không bị lấn chiếm và không có cho thuê, đặc biệt là có sổ đỏ, hạ tầng sẵn. Nhà đầu tư có thể dễ dàng xây nhà tại các mảnh đất này để cho thuê, thu về dòng tiền hàng tháng.

Thực tế thời gian gần đây, việc tổ chức đấu giá đất nền tại các khu đô thị, khu dân cư mới đã được các địa phương triển khai nhiều hơn so với cùng kỳ. Hoạt động đấu giá đất tại một số địa phương diễn ra sôi động với số lượng hồ sơ tăng vọt, với mức đấu giá thành công cao hơn từ 20% cho tới 10 lần so với giá khởi điểm.

Thời gian tới, chắc chắn dòng tiền sẽ tiếp tục “đổ” về loại hình đất đấu giá khi các địa phương tổ chức nhiều phiên đấu giá để đẩy mạnh nguồn thu ngân sách.

VARS cho rằng, việc lựa chọn “đúng", không những giúp nhà đầu tư “giữ” tài sản, tạo ra lợi nhuận, tạo giá trị gia tăng cho xã hội mà còn giúp thị trường BĐS phát triển lành mạnh hơn, hiệu quả hơn.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 kiến nghị gỡ vướng hồ sơ đất đai bị ách tắc

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi UBND Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ 2 của Cục Thuế Thuế TP. Hồ Chí Minh trong vòng 1 tháng qua về vấn đề này.

Lệ phí trước bạ tăng thế nào khi sang tên sổ đỏ theo Luật mới? Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt trong trường hợp nào?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giảm lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà và thời gian ưu đãi ngắn với 3 năm chủ đầu tư và 5 năm với người mua nhà là chưa thực sự thu hút người vay.

SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần WinCommerce cho Masan Group Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Tình trạng khan cung tại Tp.HCM lên đến “đỉnh điểm”, căn hộ 3 tỉ đồng xem là phân khúc nhà bình dân

Mặt bằng giá căn hộ Tp.HCM liên tục bị “xô đổ”, tiêu chí xếp hạng phân khúc vì thế cũng thay đổi theo. Nếu trước đây căn hộ 3 tỉ đồng/căn xếp ngưỡng trung – cao cấp thì hiện nay được gọi là nhà bình dân.

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc Ngân hàng vẫn đổ mạnh tiền cho vay bất động sản

Thủ tướng bấm nút khởi công trung tâm hội trợ triển lãm lớn thứ 10 thế giới ở Hà Nội

Sáng ngày 30/8, Tập đoàn Vingroup đã chính thức tổ chức lễ khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự và bấm nút khởi công dự án.

Huyện vùng ven Hà Nội đấu giá 39 lô đất, giá trúng cao nhất là 60 triệu đồng/m2 Doanh nghiệp ở Bắc Ninh “nhòm ngó” khu đô thị hơn 800 tỷ đồng ở Quảng Ngãi