Quy định mới về trần giá vé máy bay: Tối đa không vượt quá 4 triệu đồng/vé

Theo Thông tư Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành, giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản sẽ được định giá dựa trên cự ly nhóm đường bay.

Quy định mới về trần giá vé máy bay: Tối đa không vượt quá 4 triệu đồng/vé

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 44/2024 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực từ 1/1/2025.

Thông tư mới duy trì cách định giá phân loại dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam theo cự ly nhóm đường bay, bao gồm nhóm dưới 500km (nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội và nhóm đường bay khác); nhóm từ 500km đến dưới 850km; nhóm từ 850km đến dưới 1.000km; nhóm từ 1.000km đến dưới 1.280km và nhóm từ 1.280km trở lên.

Tuy nhiên, điểm mới nhất của thông tư này là việc cơ quan quản lý Nhà nước không quy định khung giá (giá trần và giá sàn) vé máy bay như hiện hành, mà chỉ quy định giá trần.

Cụ thể, nhóm dưới 500km (nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội và nhóm đường bay khác) có mức giá tối đa từ 1,6 - 1,7 triệu đồng/vé/chiều.

Nhóm đường bay từ 500km đến dưới 850km có mức tối đa là 2,250 triệu đồng/vé/chiều.

Quảng cáo

Nhóm đường bay từ 850km đến dưới 1.000km có mức tối đa là 2,890 triệu đồng/vé/chiều.

Nhóm đường bay từ 1.000km đến dưới 1.280 km có mức tối đa là 3,4 triệu đồng/vé/chiều.

Nhóm đường bay từ 1.280km trở lên có mức giá tối đa là 4 triệu đồng/vé/chiều.

Thông tư cũng nêu rõ, mức giá tối đa dịch vụ quy định đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, không bao gồm các khoản thu sau: Thuế giá trị gia tăng; các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm giá dịch vụ phục vụ hành khách tại sân bay; giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; các khoản giá dịch vụ tăng thêm.

Đối với trẻ em từ 2 đến dưới 12 tuổi, một số loại dịch vụ chỉ thu bằng 50% mức giá quy định.

Về giá dịch vụ cơ bản thiết yếu tại các sân bay như phở, bún, bánh mỳ… thông tư mới quy định doanh nghiệp tự quyết định chi phí phục vụ, nhưng không vượt quá 15% so với giá tối đa quy định.

Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý giá theo quy định tại thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đồng thời, thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không theo thẩm quyền, cũng như thông báo danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay...

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Nhiều địa phương cam kết đạt tăng trưởng GRDP cao hơn chỉ tiêu được giao

"Muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng bội chi và nới nợ công nếu cần thiết Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế TNCN với lãi tiền gửi tiết kiệm

Tại hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số