OECD khuyến cáo Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình trạng già hóa dân số

Tới năm 2050, tỷ số phụ thuộc người già sẽ tăng từ mức 11% hiện nay lên tới 33%, là một trong những mức cao nhất ở Đông Nam Á.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hôm nay, ngày 26/4/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức lễ công bố “Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023” do OECD và ADB xây dựng, sự kiện do ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

"Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023" là báo cáo đầu tiên về kinh tế Việt Nam do OECD thực hiện trên cơ sở đề xuất của OECD và ADB với Chính phủ Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trao đổi, đóng góp về nội dung Báo cáo. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) theo đó là đơn vị được giao đầu mối của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thực hiện báo cáo từ đầu năm 2022 đến nay.

Việt Nam đã nhanh chóng hồi phục sau những đợt suy thoái do đại dịch gây ra, nhờ phản ứng chính sách nhanh nhạy. Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm dịch nhanh và được điều chỉnh phù hợp giúp Việt Nam không phải trải qua các đợt bùng phát quy mô lớn cho tới tận giữa năm 2021.

Từ sau đó, chiến dịch tiêm chủng diễn ra nhanh chóng. Tăng trưởng kinh tế cao hơn so với hầu hết các nền kinh tế khác ở Đông Nam Á trong đại dịch, tạo cơ sở vững chắc cho tiến bộ kinh tế hơn nữa. Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 cam kết tiếp tục thúc đẩy cải cách kinh tế sâu rộng để phấn đấu trở thành nước có thu nhập trung bình cao.

Những rủi ro bên ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Tuy nhiên, các điều kiện bên ngoài đang đe dọa quá trình phục hồi. Việc tham gia tích cực vào thương mại toàn cầu là một yếu tố góp phần vào sự thịnh vượng của Việt Nam, nhưng điều đó có nghĩa rằng Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đột ngột của điều kiện bên ngoài. Những bất ổn địa chính trị đang gây sức ép lên triển vọng kinh tế ngắn hạn của Việt Nam.

Bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về sự gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ duy trì được đà tăng trưởng từ năm 2022 trở đi. Dự báo tăng trưởng GDP thực tế sẽ ở mức 6.5% vào năm 2023 và duy trì tốc độ 6.6% vào năm 2024.

OECD nhận xét lạm phát đã tăng lên do giá năng lượng và hàng hóa tăng. Việc bình thường hóa chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển đã nới rộng khoảng cách về lãi suất, làm nóng thêm tình hình lạm phát ở Việt Nam bằng việc gia tăng áp lực giảm tỷ giá hối đoái. Điều này đang làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình, cản trở sự phục hồi mới manh nha của tiêu dùng tư nhân và làm tăng nguy cơ nghèo khổ của các hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Chính sách tiền tệ sẽ cần được thắt chặt sớm hơn nếu lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến. Cho dù triển vọng lạm phát rất bất ổn, việc duy trì bình ổn giá phải được coi là trọng tâm hàng đầu. Trì hoãn việc giảm nhẹ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng có thể dẫn tới nguy cơ củng cố những kỳ vọng lạm phát cao hơn.

Có thể sử dụng không gian tài khóa để cung cấp thêm hỗ trợ nhằm giảm thiểu tác động của chi phí sinh hoạt gia tăng đối với các nhóm dễ tổn thương. Thuế giá trị gia tăng và thuế nhiên liệu đã tạm thời được cắt giảm. Có thể cần hỗ trợ bổ sung nhưng có trọng tâm hơn nếu các rủi ro suy giảm thành hiện thực. Cần triển khai đầu tư công đã được đưa vào trong gói kích thích kinh tế mới nhất hồi đầu năm 2022 theo kế hoạch. Việc đơn giản hóa các quy định và thủ tục đầu tư công sẽ giúp tăng tốc giải ngân.

Việt Nam cần chuẩn bị kỹ càng cho kịch bản già hóa dân số

Theo OECD nhận định, khi dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng, việc tăng cường bảo trợ xã hội ngày càng trở nên cấp thiết. Tới năm 2050, tỷ số phụ thuộc người già sẽ tăng từ mức 11% hiện nay lên tới 33%, là một trong những mức cao nhất ở Đông Nam Á. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa hỗ trợ của nhà nước cho người cao tuổi.

An sinh xã hội cần đóng vai trò quan trọng hơn. Một hệ thống an sinh xã hội toàn diện đang trên đà hoàn thiện. Bảo hiểm y tế hiện đã bao phủ 90% dân số. Trong đại dịch, bảo hiểm thất nghiệp đã đóng vai trò như cơ chế tự ổn định.

Tuy nhiên, hệ thống hưu trí nhà nước mới chỉ bao phủ một phần ba lực lượng lao động, với các mô hình nằm ngoài hệ thống có liên quan chặt chẽ đến tình trạng việc làm. Giải quyết khu vực phi chính thức là hết sức quan trọng để khắc phục tình trạng tuân thủ yếu kém của các doanh nghiệp nhỏ trong đóng góp bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, cần tăng cường tính ổn định của hệ thống hưu trí nhà nước. Do vậy, hạn chế việc rút bảo hiểm sớm là quan trọng hàng đầu. Cũng cần tăng cường mạng lưới an sinh xã hội tuổi già cho lao động tự do, những người chiếm một nửa tổng số việc làm nhưng không tham gia hệ thống hưu trí nhà nước bắt buộc, bằng cách mở rộng hệ thống hưu trí xã hội được tài trợ từ thuế hiện thời.

Chuyên gia OECD khuyến cáo cần tăng thu ngân sách để tài trợ cho chi tiêu ngày càng tăng. Bên cạnh già hóa dân số, chi tiêu của chính phủ sẽ tiếp tục tăng lên do các nhu cầu chi tiêu khác, đáng kể nhất là đầu tư cho giao thông, cơ sở hạ tầng xanh và số hóa. Điều này đòi hỏi một kế hoạch tài khóa trung hạn cụ thể. Cần giảm bớt các khoản miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, và thu hẹp phạm vi áp dụng thuế suất thuế GTGT giảm. Ngoài ra, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cần được thay bằng thuế thường xuyên áp dụng cho cả công trình và đất đai.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE