Niềm tin vào thị trường bảo hiểm nhân thọ xuống mức thấp nhất lịch sử gần 30 năm

Theo Vietnam Report, loạt lùm xùm liên quan tới kênh Bancassurance đã kéo niềm tin trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng và toàn ngành bảo hiểm xuống mức thấp nhất trong lịch sử gần 30 năm; Tâm lý e dè, lo ngại và hoài nghi ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trước năm 1993, tại Việt Nam chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động theo hình thức bao cấp là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Và phải đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100-CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm mới tạo ra một cơ sở, hành lang pháp lý, rộng đường cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng về sau...

Tròn 30 năm sau dấu mốc trên, Việt Nam hiện đã có 79 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đang hoạt động. Trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 26 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tới cuối năm 2022, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 811.312 tỷ đồng, tăng 14,51% so với năm 2021. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 162.814 tỷ đồng, tăng 3,83% so với năm trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 251.306 tỷ đồng, tăng 15,09%.

Trong đó, riêng tổng tài sản của các doanh nghiệp BHNT ước đạt 694.083 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2021. Các doanh nghiệp này đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 592.811 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2021; tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 493.658 tỷ đồng, tăng 14,5% với năm 2021...

Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV).

Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV).

Bước qua một năm 2022, dù phát triển chậm lại, nhưng được đánh giá là vẫn có sự tăng trưởng ổn định - 5 tháng đầu năm 2023 lại chứng kiến một bức tranh hoàn toàn khác của thị trường BHNT, với nhiều cuộc khủng hoảng, lùm xùm liên quan tới kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)...

Tổng doanh thu phí bảo hiểm quay đầu giảm...

Theo nhận định từ CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), loạt lùm xùm, khủng hoảng kể trên đã kéo niềm tin trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung suy giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử gần 30 năm phát triển tại Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu của Vietnam Report cho rằng, khủng hoảng đã tiếp tục bị đẩy lên cao trào khi có một DNBH nhân thọ bị tố tư vấn mập mờ và thiếu trách nhiệm với khách hàng, dẫn đến lượng tin tiêu cực về ngành bảo hiểm (phần lớn là thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội hoặc theo phương thức truyền miệng) gia tăng đột biến.

Và kết quả là tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành trong 5 tháng đầu năm 2023 đã quay đầu giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 93.178 tỷ đồng - theo thông tin được ông Bùi Gia Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết tại cuộc gặp gỡ báo chí hôm 20/6.

Dù không quá bất ngờ, nhưng đây có thể xem là một sự "hụt hẫng" - khi trước đó, ngành bảo hiểm đã có một một giai đoạn khá dài, tăng trưởng đều, lên tới hai con số mỗi năm.

"Nhiều DNBH thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn của thị trường. Tâm lý e dè, lo ngại và hoài nghi chưa thể xóa bỏ hoàn toàn, sẽ còn rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong thời gian tới", theo báo cáo của Vietnam Report.

Nguồn Vietnam Report

Nguồn Vietnam Report

Sau các tin tiêu cực, thảo luận về bảo hiểm tăng tới... 15 lần trên mạng xã hội

Có đến 81,8% doanh nghiệp và chuyên gia của Vietnam Report cho rằng việc Xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực về BHNT là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải trong năm 2023.

Thống kê từ các nền tảng mạng xã hội cho thấy, sau khi các thông tin tiêu cực về kênh Bancassurance và hai vụ việc tố nhân viên tư vấn sai, thiếu trách nhiệm với khách hàng đã đẩy lượng tin thảo luận về ngành bảo hiểm tăng gấp 15 lần, từ 4,7 nghìn lượt thảo luận/ngày trong năm 2022 lên 73 nghìn lượt thảo luận/ngày vào tháng 4/2023.

Không chỉ dừng lại tăng lượng tin thảo luận, những sự việc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ của khách hàng về ngành Bảo hiểm, đẩy chỉ số cảm xúc tiêu cực tăng cao nhất trong 3 năm qua.

Kết quả phân tích cho thấy các cuộc thảo luận về chủ đề bảo hiểm trong năm 2022, cảm xúc chủ đạo của khách hàng đa số là trung tính (chiếm 61,5%) trong khi tiêu cực chỉ có 2,2%. Tuy nhiên, sau khi những sự việc trên liên tiếp xảy ra, chỉ số cảm xúc tiêu cực của khách hàng đã được đẩy lên 54,0% (gấp 19 lần).

"Khi chỉ số cảm xúc tiêu cực tăng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành bảo hiểm nói chung và DNBH nói riêng, thậm chí có thể làm gia tăng lượng khách hàng muốn hủy hợp đồng bảo hiểm", theo Vietnam Report.

Nguồn Vietnam Report

Nguồn Vietnam Report

Chất lượng tư vấn viên của các DNBH ở mức “đáng báo động”

Theo Vietnam Report, mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhân viên tư vấn bảo hiểm đã giảm từ 4,5 xuống 4,4 trong năm 2023. Trong đó, tiêu chí giảm mạnh nhất là nhân viên luôn tạo cảm giác thoải mái và thân thiện với tất cả khách hàng (4,5 xuống 4,3).

Cùng với đó, các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng gồm: có nhiều kinh nghiệm và am hiểu nghiệp vụ bảo hiểm; khả năng tư vấn giải đáp các loại sản phẩm và thực hiện thủ tục đăng ký nhanh chóng, chính xác cũng đều có sự sụt giảm đáng kể.

Điều này phản ánh vấn đề chất lượng nhân viên tư vấn của các doanh nghiệp bảo hiểm đang rơi vào mức “đáng báo động”.

Trước thực tế này, các chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn viên/đại lý/nhân viên ngân hàng bán bảo hiểm đã được các doanh nghiệp ưu tiên đẩy lên vị trí thứ nhất với mức tăng mạnh (từ 39,7% lên 84,8%)...

Nguồn Vietnam Report

Nguồn Vietnam Report

Kênh bancassurance: Nhân viên tư vấn lập lờ gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm

Cũng theo Vietnam Report, ngoài đội ngũ tư vấn viên của doanh nghiệp bảo hiểm, cần phải đưa ra các biện pháp để kiểm soát chất lượng nhân viên tư vấn ở cả kênh Bancassurance. Bởi hiện nay, kênh này đang mang về nguồn thu lớn.

Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong năm 2022, có 995.400 hợp đồng BHNT được phân phối qua kênh Bancassurance, chiếm 46% doanh số khai thác mới.

Còn theo khảo sát người tiêu dùng Bảo hiểm của Vietnam Report, năm 2023 tiếp tục cho thấy sự bùng nổ ở kênh ngân hàng khi số lượng người tiêu dùng sử dụng kênh này tăng từ 10,7% trong năm 2022 lên 65,0% trong năm 2023. Trong đó, có 7,2% người tiêu dùng không hài lòng khi mua bảo hiểm qua ngân hàng với lý do chính là nhân viên tư vấn lập lờ từ gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm.

Theo khảo sát với DNBH của Vietnam Report, để cải thiện tình trạng này, ngoài việc tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn cho kênh Bancassurance, có 54,5% doanh nghiệp cho biết sẽ đưa ra các quy định xử phạt nghiêm khắc nếu nhân viên vi phạm nhiều lần. Cùng với đó, có 45,5% doanh nghiệp sẽ đưa ra những điều khoản thỏa thuận khi ký kết hợp tác phân phối bảo hiểm qua các ngân hàng...

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV được thông qua hôm 24/6, Quốc hội yêu cầu Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư.

Trước đó, tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) đã kiến nghị Bộ Tài chính thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung sản phẩm liên kết đầu tư này. Đồng thời kiến nghị Bộ Công an xem xét các đơn khiếu nại và xác minh làm rõ có hay không tội lừa đảo, lừa dối khách hàng.

Bởi bà Thủy cho rằng, đội ngũ tư vấn viên bảo hiểm - "nút thắt" dẫn tới những tranh chấp, kiện cáo vừa qua, có không ít người tư vấn mập mờ, sai lệch sản phẩm để nhanh chóng "chốt đơn", ký hợp đồng và hưởng hoa hồng.

Bản thân Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng thừa nhận, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay chỉ chú trọng doanh thu, lơ là chất lượng khiến ngành này tăng trưởng nhanh về lượng, chưa tương xứng về chất.

Theo Laodongcongdoan.vn

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE