Những thách thức đối với ngành dệt may toàn cầu trong năm 2023

Ngoài giá năng lượng, chi phí nguyên vật liệu tăng cao và khó khăn về nguồn cung ứng, ngành dệt may còn phải đối mặt với thách thức khi khách hàng giảm mức tiêu dùng.

Sau hai năm bùng phát đại dịch COVID-19, các nhà sản xuất dệt may hy vọng có thể phục hồi ngành này trong năm 2022.

Tuy nhiên, xung đột ở Ukraine đã đặt ra cho các nhà sản xuất, vốn đang rất khó khăn về tài chính, những thách thức mới, từ thiếu thốn năng lượng cho tới biến động giá cả nguyên liệu và sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn Mạng Thời trang (fashionnetwork) cho biết những tháng cuối năm 2022, điện và khí đốt là những thách thức lớn nhất đối với các nhà sản xuất dệt may châu Âu.

Nguy cơ đóng cửa các nhà máy ở mức cao trong khi một số nơi nhanh chóng lắp đặt các tấm pin mặt trời để hoạt động.

Giá khí đốt và điện đang là yếu tố gây căng thẳng cho các ngành dệt may châu Âu. Một số nước như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã thành công trong việc tách biệt giá điện với giá khí đốt để kiềm chế chi phí gia tăng do giá khí đốt leo thang.

Trong khi đại dịch COVID-19 khiến gần như toàn bộ ngành dệt may rơi vào bế tắc thì cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, vốn chủ yếu xảy ra ở châu Âu, càng khiến giá cả giữa châu Âu với các thị trường cung ứng lớn khác chênh lệch hơn.

Nếu không có sự can thiệp đáng kể của nhà nước, các nhà sản xuất không loại trừ khả năng xảy ra kịch bản xuất hiện "làn sóng phi địa phương hóa" quy mô lớn mới.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng về vận chuyển hàng hoá và khủng hoảng nguyên liệu đối với ngành dệt may vẫn chưa có hồi kết.

Chỉ số Harpex - chỉ số mô phỏng sự phát triển giá đối với các tàu container, vẫn cao hơn gần 100% so với mức ghi nhận hồi tháng 1/2020, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Quảng cáo

Xung đột ở Ukraine đã gây biến động đối với giá nguyên liệu trong năm 2022, nhất là với sợi tổng hợp vốn chiếm gần 2/3 lượng sợi dệt được sản xuất toàn cầu.

Kể từ cuộc khủng hoảng bông năm 2010/2011, sợi tổng hợp đã chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất. Trong khi người mua muốn chuyển sang nguyên liệu tự nhiên để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì đây lại là vấn đề đối với thị trường bông hiện nay.

Sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng nhận thấy trong việc cung ứng nguyên liệu thô với chi phí gia tăng.

det-may-an-do-6724.jpg

Công nhân tại nhà máy dệt may ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)

Các đơn đặt hàng trước đây ở Trung Quốc đã được chuyển sang các nước láng giềng như Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các hạn chế trong chính sách COVID-19 của nước này kể từ tháng 12/2022 có thể làm thay đổi tình hình trong năm 2023.

Người mua sẽ phải lựa chọn nhà cung cấp gần hơn về mặt địa lý hoặc tính tới nhu cầu thực tế để giảm thiểu tác động của chi phí tăng vọt.

Khi giá trị đặt hàng tăng nhanh hơn khối lượng, một số nhà sản xuất lo ngại khối lượng sẽ tiếp tục ở mức thấp ngay cả khi chi phí sản xuất bắt đầu giảm trở lại và điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của các nhà sản xuất.

Ngoài giá năng lượng, chi phí nguyên vật liệu tăng cao và khó khăn về nguồn cung ứng, ngành dệt may còn phải đối mặt với thách thức nữa là khách hàng. Lạm phát buộc khách hàng giảm mức tiêu dùng nhưng vẫn mong muốn sản phẩm chất lượng tốt hơn.

Quần áo, giày dép không còn là ưu tiên hàng đầu của nhiều người tiêu dùng như trước đây và những thực tế này sẽ tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia