Nhiều nguyên nhân khiến xuất khẩu Nhật tăng trưởng kém nhất 2 năm

Xuất khẩu các loại mặt hàng như nhiên liệu khoáng, các thiết bị sản xuất chip và sản phẩm bán dẫn giảm sâu không khỏi kéo lùi tổng xuất khẩu của Nhật.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xuất khẩu Nhật trong tháng 5/2023 tăng trưởng thấp nhất trong hơn 2 năm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại.

Những yếu tố này tạo ra thêm bất ổn liên quan đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Nhật. Hiện tại ở Nhật đang xuất hiện nhiều đồn đoán về khả năng Thủ tướng Nhật Fumio Kishida có thể tiến hành bầu cử sớm, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Bộ Tài chính Nhật công bố giá trị hàng hóa xuất khẩu tại Nhật tháng 5/2023 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước và như vậy ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm nhất tính từ tháng 2/2021, mức tăng này thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 1,2% theo tính toán của các chuyên gia.

Xuất khẩu Nhật tuy nhiên vẫn tăng trưởng cao hơn so với nhiều nước, đồng thời nó phản ánh cho xu thế suy giảm chung của toàn cầu. Xuất khẩu các loại mặt hàng như nhiên liệu khoáng, các thiết bị sản xuất chip và sản phẩm bán dẫn giảm sâu không khỏi kéo lùi tổng xuất khẩu của Nhật.

Nhập khẩu giảm 9,9%, giá cả nhiên liệu giảm so với cùng kỳ năm trước, mức giảm của nhập khẩu như vậy mạnh nhất trong hơn 2 năm và đúng với kỳ vọng của các chuyên gia.

Việc xuất khẩu giảm cho thấy tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế ở các nước ngoài Nhật đang khiến cho nhu cầu tiêu dùng yếu đi ra sao, đặc biệt với sản phẩm bán dẫn. Con số này cũng cho thấy xuất khẩu thậm chí có thể đã giảm sâu hơn nữa nếu không có sự phục hồi của ngành ô tô. Tình trạng căng thẳng chuỗi cung ứng giúp làm tăng sản lượng của ngành ô tô.

“Kết quả mới công bố cho thấy rằng xuất khẩu nhìn chung đang yếu đi, chỉ ngoại trừ ngành ô tô. Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) thường sử dụng thuật ngữ “bất ổn cao trong nền kinh tế toàn cầu” và sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến này, chuyên gia kinh tế thị trường tại công ty chứng khoán Mizuho Securities – ông Ryosuke Katagi.

Báo cáo thương mại mới nhất cho thấy xuất khẩu của Nhật sang Mỹ trong tháng 5/2023 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, nó cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện đang tăng trưởng tốt hơn so với kỳ vọng; xuất khẩu của Nhật sang châu Âu trong khi đó tăng 16,6%. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện đang tăng cường các biện pháp kích cầu trong nỗ lực khôi phục tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Thâm hụt thương mại của Nhật hiện vẫn ở ngưỡng cao, ước tính 1,37 nghìn tỷ yên tức khoảng 9,8 tỷ USD, yếu tố này nhiều khả năng sẽ vẫn gây ra sức ép lên quá trình phục hồi kinh tế của Nhật sau đại dịch COVID-19. Xuất khẩu ròng thấp là một yếu tố đã kéo lùi tăng trưởng kinh tế Nhật trong quý đầu của năm, theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế.

Đối với số liệu thương mại của Nhật công bố vào ngày thứ Năm, tỷ giá hối đoái được dùng để tính toán ở mức 135,31 yên/USD, thấp hơn 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Đồng yên từ đó đến nay đã hạ giá xuống 140 yên/USD, tuy nhiên vẫn cao hơn so với những ngưỡng mà chính phủ Nhật đã buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Gần đây, con số tăng trưởng GDP quý 1/2023 của Nhật cập nhật đã có thấy kinh tế nước này đã có một quý khá ấn tượng.

Kinh tế Nhật tăng trưởng ở tốc độ nhanh hơn so với kỳ vọng khi mà nhiều doanh nghiệp tăng cường chi tiêu và đầu tư, đây có thể coi như diễn biến quan trọng có lợi cho Thủ tướng Nhật Fumio Kishida trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán về khả năng ông có thể tiến hành bầu cử sớm, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Nội các Nhật công bố GDP của Nhật quý 1/2023 tăng trưởng 2,7% so với quý liền trước đó. Con số này cao hơn so với mức 1,6% theo tính toán ban đầu và cao hơn so với dự báo 1,9% của các chuyên gia. Dữ liệu mới công bố cũng cho thấy Nhật tránh được suy thoái kinh tế kỹ thuật vào cuối năm ngoái.

Đầu tư doanh nghiệp tăng mạnh là một trong những yếu tố quan trọng đẩy kinh tế Nhật tăng trưởng tốt, nó cho thấy tâm lý của chủ doanh nghiệp vẫn vững vàng dù rằng vẫn có những nỗi lo trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn. Hoạt động mua vào nhiều hàng dự trữ của doanh nghiệp cũng giúp cho hoạt động kinh tế tăng trưởng.

Thông tin kinh tế Nhật tăng trưởng vượt kỳ vọng được công bố ở thời điểm kinh tế Nhật hiện đang duy trì trên ngưỡng cao nhất trong hơn 3 thập kỷ, những yếu tố này chắc chắn sẽ được Thủ tướng Kishida nhắc đến trong cuộc bầu cử sớm tới đây. Trong tuần tới, Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ có cuộc họp chính sách.

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới hiện đang chạy đua với các nước khác thu hút khách du lịch nước ngoài và kích thích tăng trưởng kinh tế sau khi chính phủ chấm dứt các biện pháp hạn chế đi lại thời kỳ COVID-19. Số liệu GDP mới nhất của Nhật làm giảm đi những lo lắng về khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại có thể làm giảm đi mong muốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật.

Tỷ lệ ủng hộ với nội các của ông Kishida hiện đang ở mức 46,7%, theo khảo sát của JNN công bố trong tuần này. Tỷ lệ ủng hộ của ông cao hơn so với thời điểm đầu năm nay. Việc sự ủng hộ với ông Kishida tăng cao sau cuộc họp thượng đỉnh của G7 vào năm ngoái.

Sự tác động qua lại giữa lạm phát và lương sẽ quyết định việc liệu quá trình phục hồi hiện tại có duy trì được không và liệu BOJ có thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hay không. Số liệu công bố vào tháng 4/2023 cho thấy mức lương tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia và vẫn tiếp tục giảm sau khi điều chỉnh lạm phát, điều này cũng đồng nghĩa giá cả tăng cao sẽ gây sức ép lên tiêu dùng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE