Ngành vận tải biển chuẩn bị đối mặt với thách thức lớn trong năm 2023, thời kì "hái ra tiền" cho các ông lớn đã đi qua?

Một cuộc chiến giá cả giữa các ông lớn trong ngành vận chuyển có thể xảy ra vào năm 2023.

Trong vòng 2 năm vừa qua, chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn khi năng lực vận chuyển bị hạn chế và giá cước container tăng cao. Tuy nhiên bước sang năm 2023, tình thế có thể sẽ xoay chuyển và có phần tiêu cực hơn từ quan điểm của những gã khổng lồ vận tải biển trên thế giới.

Giá cước container giao ngay bắt đầu giảm vào đầu năm 2022 và tốc độ giảm nhanh hơn vào nửa cuối năm. Chỉ số Container Thế giới do Drewry Shipping Consultants có trụ sở tại London tổng hợp đã giảm 77% từ đầu năm đến nay. Giá thậm chí được dự báo sẽ còn trượt sâu hơn nữa báo hiệu đà chấm dứt của nguồn thu kỉ lục đối với các chủ hàng.

Một cuộc chiến giá cả giữa các công ty vận chuyển có thể sẽ xảy ra vào năm 2023 khi ngành vận tải biển đang chuẩn bị đón nhận đợt giao hàng ồ ạt các tàu mới, khi nguồn cung tàu chở trở nên dồi dào trong khi nhu cầu suy giảm do suy thoái kinh tế.

c11-8082.png
Quảng cáo

Chỉ số container đã giảm mạnh trong nửa cuối năm 2022. Đồ họa: WSJ

Drewry dự kiến năm 2023 sẽ chứng kiến lượng tàu mới được bổ sung lớn nhất từ trước đến nay với khoảng 2,5 triệu đơn vị tương đương 20 foot (TEU). Các công ty vận tải sẽ phải vật lộn để quản lý sự suy giảm đồng thời trong thương mại toàn cầu và sự gia tăng nguồn cung tàu trừ khi họ có thể thành lập các liên minh để cắt giảm các chuyến đi, bán công suất dư thừa và thuyết phục khách hàng ký hợp đồng dài hạn.

Nhà phân tích Alexia Dogani của Barclays tin rằng giá vận chuyển sẽ không ổn định cho đến khi nền kinh tế toàn cầu được cải thiện, chu kỳ giảm hàng tồn kho hiện tại kết thúc và hành vi của người tiêu dùng sau đại dịch trở lại bình thường.

Cho đến lúc đó, các công ty vận chuyển sẽ phải đàm phán với khách hàng và điều chỉnh giá cả cho các hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên các cuộc đàm phán sẽ không dễ dàng xảy ra. Khi tỷ giá giao ngay đã giảm, tỷ giá hợp đồng dự kiến sẽ giảm theo. Ông Christian Roeloffs, Giám đốc điều hành của Container xChange - nền tảng trực tuyến cho dịch vụ hậu cần container cho rằng các công ty giao nhận vận tải sẽ có khá nhiều lựa chọn vào năm 2023, đặc biệt là vào đầu năm.

Các nhà đầu tư vào gã khổng lồ vận chuyển Đan Mạch A.P. Moller-Maersk có lẽ biết điều này. Cổ phiếu của công ty - xử lý khoảng 1/5 lượng vận chuyển container trên thế giới, đã giảm 32% trong năm 2022, kém hơn chỉ số chuẩn của Copenhagen với biên độ rất lớn.

Các công ty vận chuyển vẫn mong đợi những đợt sóng trong giá cước vận chuyển vào năm 2023. Những bất ổn địa chính trị đang diễn ra vẫn mang lại cho họ một số đòn bẩy với khách hàng, nhưng có chút nghi ngờ rằng thời kỳ bùng nổ hiện đã đi qua.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia