Trung Quốc áp thuế nhập khẩu với nông sản Mỹ

Trung Quốc đã chính thức áp thuế quan lên hàng loạt nông sản nhập khẩu từ Mỹ. Động thái trả đũa mới nhất trong cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

173933-trung-quoc-canh-bao-kien-my-len-wto-ve-van-de-thue-quan.jpg
Quang cảnh cảng hàng hóa tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Quyết định trên cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng lương thực như một công cụ đối phó với Mỹ - một trong những nhà cung cấp nông sản lớn nhất của nước này. Động thái này nhấn mạnh thành công của chính phủ Trung Quốc trong việc nâng cao khả năng tự cung tự cấp về nông nghiệp, đồng thời phản ánh tác động của việc kinh tế giảm tốc lên nhu cầu tiêu dùng.

Sự phục hồi kinh tế không như kỳ vọng của Trung Quốc sau đại dịch đã tạo ra một điểm sáng: nguồn cung lương thực dồi dào. Điều này khiến việc giải quyết tình trạng dư thừa lương thực trong nước trở nên cấp bách hơn. Giá lúa mỳ nội địa đang ở mức thấp nhất trong 5 năm và nhập khẩu ngô đã giảm mạnh. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng giảm phát đang lan rộng trong giá tiêu dùng, chủ yếu do giá lương thực giảm mạnh.

Quảng cáo

Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng bằng cách bảo vệ người nông dân trong nước. Các nhà giao dịch đã được yêu cầu hạn chế nhập khẩu ngũ cốc, trong khi các lô hàng đậu tương đã bị trì hoãn. Những động thái gần đây của Trung Quốc, bao gồm các cuộc điều tra thương mại và áp thuế đối với nhiều mặt hàng từ hạt cải dầu, đậu, hải sản, thịt và sữa, cho thấy các nhà hoạch định chính sách không quá lo ngại về việc tạo ra các rào cản thương mại, đặc biệt là đối với các mặt hàng cao cấp, vốn đang chịu ảnh hưởng từ việc thắt chặt chi tiêu của các hộ gia đình.

Đằng sau những nỗ lực này là sản lượng ngũ cốc kỷ lục và quyết tâm tận dụng giai đoạn dư thừa hiện nay để xây dựng kho dự trữ. Tại kỳ họp Quốc hội thường niên vừa kết thúc, Chính phủ Trung Quốc đã nâng cả mục tiêu sản xuất trong năm nay và ngân sách cho việc dự trữ.

Các biện pháp kỹ thuật khác, như giảm lượng bột đậu tương trong thức ăn chăn nuôi, cũng đang được khuyến khích. Điều này cho thấy mối lo ngại về sự phụ thuộc của ngành chăn nuôi vào nguồn cung đậu tương từ nước ngoài.

Đậu tương hiện là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc, trị giá gần 13 tỷ USD vào năm 2024. Trung Quốc đã nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung, tìm kiếm các nhà cung cấp khác như Brazil.

Sản lượng đậu tương của Brazil dự kiến sẽ chiếm phần lớn lượng nhập khẩu của Trung Quốc cho đến ít nhất là quý IV/2025. Điều này có thể khiến mức thuế 10% đối với đậu tương của Mỹ không còn nhiều ý nghĩa trong những tháng tới.

Dù vậy, Chính phủ Trung Quốc sẽ muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, và một phần quan trọng của việc đó là khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Nếu các biện pháp kích thích kinh tế thành công, giá lương thực có thể tăng lên, và quan điểm về nhập khẩu có thể thay đổi. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu đến mùa màng cũng có thể ảnh hưởng đến các quyết sách.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Lý do Nhật Bản bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto ngày 9/4 thông báo nước này sẽ bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp tới tháng 7/2025, thời điểm gạo vụ mới được đưa ra thị trường nhằm bình ổn giá mặt hàng này.

Thị trường nông sản: Nguồn cung dồi dào kéo giá gạo châu Á giảm mạnh Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Giá gạo tại Tokyo tăng vọt 90%, CPI cốt lõi tháng 3 tăng 2,4%

Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, với tác động ở mức độ hạn chế từ việc chính phủ gần đây giải phóng kho gạo dự trữ.

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng

Một doanh nghiệp bất động sản lấn sân sang làm nông nghiệp

Tập đoàn Danh Khôi hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sau khi công ty bất động sản này lỗ ròng hợp nhất hơn 63 tỷ đồng trong năm 2024.

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Chính sách thuế quan đe dọa đẩy giá cà phê Mỹ tăng cao kỷ lục

Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ đã kêu gọi chính quyền Mỹ miễn trừ thuế đối với mặt hàng cà phê, cảnh báo rằng các mức thuế bổ sung đối với Canada và Mexico có thể đẩy giá cà phê tại Mỹ tăng tới 50%.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 Cà phê trong cơn "bão giá"