Lối sống "lạc quan trong cẩn trọng" của người tiêu dùng trở nên phổ biến

Theo NielsenIQ, người tiêu dùng hiện nay mua sắm theo cách thông minh hơn, gắn với lối sống “lạc quan trong thận trọng”. Đồng thời, họ có xu hướng chuyển đổi việc mua sắm từ thứ muốn sang thứ thật sự cần...

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức Sự kiện thường niên: Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (VOBF 2023) với chủ đề “Smart-Ecommerce”.

Theo VECOM, đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới tại Việt Nam. Khai thác góc nhìn “thông minh” (smart) trong TMĐT, diễn đàn tập trung sâu về các xu hướng TMĐT hiện nay và tương lai, các mô hình kinh doanh, giải pháp cho TMĐT trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM cho biết: TMĐT thông minh sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2023 khi AI được xem là một xu hướng phát triển tất yếu. Ứng dụng AI sẽ làm thay đổi toàn diện ngành TMĐT không chỉ ở Việt Nam.

“Smart E-commerce sẽ là câu chuyện dài mà rất nhiều các chuyên gia và các thương hiệu lớn trong lĩnh vực TMĐT... sẽ chia sẻ tại Diễn đàn toàn cảnh TMĐT Việt Nam năm nay" - ông Nguyễn Ngọc Dũng kỳ vọng.

2-766.jpg

Bà Lê Minh Trang, quản lý cao cấp của

NielsenIQ

tại VOBF 2023.

Viện dẫn thông tin từ báo cáo về Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2023 - bà Lê Minh Trang, quản lý cao cấp của NielsenIQ cho rằng các nhà bán hiện đại đang ngày càng chú trọng và tiến đến đa kênh. Trong đó, vai trò nổi bật của Hệ sinh thái công nghệ số là giúp tổng hợp nhiều nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng chúng dưới các mức độ tích hợp khác nhau.

Theo bà Trang, hiện xu hướng phổ biến là người tiêu dùng mua sắm theo cách thông minh hơn gắn với lối sống “lạc quan trong thận trọng”. Nghiên cứu của NielsenIQ cho thấy, người tiêu dùng nói chung hiện chọn mua tại các cửa hàng có mức giá thấp hơn, chuyển sang mua sắm online để tiết giảm chi phí, chủ yếu mua hàng hóa thiết yếu và các nhãn hàng tự sản xuất để có mức giá thấp.

Đồng thời, người tiêu dùng cũng có xu hướng chuyển đổi việc mua sắm từ thứ họ muốn sang thứ thật sự cần. Trong đó, thực phẩm và sản phẩm từ sữa là nhóm tiêu dùng chính. Trong khi, ngành hàng không thiết yếu có thể bị giảm chi khi giá tăng.

Quảng cáo
2023-04-18-153440-127.png

Nguồn Nielsen IQ

Cũng theo bà Trang, làm TMĐT cần thích ứng, nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng và từ đó có giải pháp phù hợp. Bởi người tiêu dùng thường đặt niềm tin và mua sắm sản phẩm của các thương hiệu lớn, sản phẩm có tính địa phương cao. Đây là điều nhà bán hàng cần lưu ý.

Ngoài ra, doanh nghiệp, nhà bán hàng cũng cần quan tâm hơn tới khu vực nông thôn, nơi TMĐT vẫn chưa được phổ biến như thành thị...

Bán hàng qua KOL/KOC liệu có còn hấp dẫn trong thời gian tới?

Tại diễn đàn, việc số hóa hoạt động kinh doanh, ứng dụng TMĐT thông minh cũng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp đề cập. Theo ông Đỗ Hữu Hưng, CEO của ACCESSTRADE, TMĐT hiện đã không chỉ giới hạn trong bán hàng hóa mà mở rộng tới mảng bán các dịch vụ.

Cùng với đó, việc kinh doanh trên TMĐT đã mở rộng tới nhiều kênh. Trong đó, có 4 kênh chính: Bán hàng qua hoạt động marketing; mở shop trên mạng xã hội; mở cửa hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT và điểm bán quét QR…

1-288.jpg

Ông Đỗ Hữu Hưng, CEO của ACCESSTRADE (ngoài cùng bên trái) tại VOBF 2023.

Nhận định về vai trò, sức ảnh hưởng của các KOL/KOC (người nổi tiếng) trong hoạt động bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, ông Đỗ Hữu Hưng cho rằng các đối tượng này vẫn sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn trong thời gian tới; tuy nhiên sẽ ngày càng có sự phân hóa.

Do điều kiện kinh tế khó khăn, thời gian gần đây, các nhãn hàng đã phần nào bớt sử dụng kênh này cũng như giảm bớt các hoạt động truyền thông, khuyến mại.

Theo nhận định của ông Hưng, trong quý 2 này, khi kinh tế ấm dần lên, đặc biệt là trong quý 3 và thời điểm cuối năm khi "ngân sách được bung nhiều hơn" thì chúng ta sẽ thấy sự sôi động hơn từ các KOL/KOC trong hoạt động bán hàng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia