Loạt dự án thành phần hoàn thành, cao tốc Bắc -Nam sắp có thêm gần 300km được thông xe

4 dự án cao tốc với tổng chiều dài gần 300 km sắp được khánh thành giúp kết nối mạnh mẽ các khu vực kinh tế trọng điểm ở 2 miền Bắc và Nam.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo tin từ Bộ Giao thông Vận tải, vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, đơn vị này sẽ đưa 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông gồm Mai Sơn - Quốc lộ 45 ở phía Bắc, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và Nha Trang - Cam Lâm ở phía Nam vào khai thác.

Cụ thể, ngày 29/4, dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 dài hơn 63 km đưa vào khai thác sẽ tạo ra tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông kéo dài hơn 160 km kết nối từ Hà Nội đi các tỉnh miền Trung. Thời gian di chuyển từ thủ đô đi Thanh Hóa được rút ngắn còn khoảng 2 giờ thay vì 3 tiếng như hiện nay.

Đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 sẽ kết nối tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ và Cầu Giẽ - Ninh Bình, Cao Bồ - Mai Sơn để tạo cao tốc từ cửa ngõ phía Nam Hà Nội với các tỉnh miền Trung.

Giao thông thuận lợi là động lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội

Giao thông thuận lợi là động lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội

Đây được coi là trục giao thông huyết mạch trong hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Việc đưa cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 sau hơn 2 năm triển khai vào khai thác cùng với các đoạn tuyến được đưa vào khai thác trước đó sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa cũng như các địa phương lân cận.

Tuyến đường này giúp giao thương giữa các tỉnh thuận tiện và nhanh chóng, góp phần hình thành và thúc đẩy các ngành nghề, các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển.

Ở phía Nam, Bộ Giao thông vận tải cũng khánh thành các đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Khi đó, tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được kết nối với các đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây tạo cao tốc dài hơn 250 km, nối TP.HCM đi Bình Thuận. Theo tính toán, thời gian di chuyển từ trung tâm kinh tế phía Nam TP.HCM tới “thủ phủ resort” Phan Thiết rút ngắn còn 2 tiếng rưỡi thay vì 4 giờ đồng hồ như hiện nay.

Tuyến cao tốc mới sẽ khai thác tối đa thế mạnh của từng địa phương trong vùng, là nhân tố tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bình Phước...

Đầu tiên, lĩnh vực vận tải hưởng lợi. Khả năng lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành trong khu vực thuận lợi hơn, đặc biệt tuyến đường từ cảng Cát Lái (TP.HCM) đến các khu công nghiệp ở các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Xuân Lộc (Đồng Nai).

Thậm chí, tỉnh Đồng Nai quy hoạch các cụm công nghiệp Sông Quế, Cẩm Mỹ, Gia Kiệm, kết nối giao thông vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ngoài ra, tuyến cao tốc nối dài mới còn là hạ tầng giá trị chờ sẵn cho siêu dự án sân bay Long Thành sắp tới.

Tiếp đó, các đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây đấu nối với TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng thúc đẩy du lịch khu vực phát triển mạnh mẽ. Việc vận chuyển hành khách từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM đến các địa danh du lịch như Mũi Né (Phan Thiết) thuận lợi hơn.

Nắm bắt cơ hội này, nhiều nhà đầu tư về Bình Thuận để tìm cơ hội. Tỉnh Bình Thuận cũng triển khai nâng cấp hạ tầng địa phương để tạo ra sự kết nối giao thông đồng bộ.

Mới đây, 8 km đầu tiên của dự án làm mới trục đường ven biển ĐT 719B Phan Thiết - Kê Gà vừa được thông xe kỹ thuật. Tỉnh cũng coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đặt mục tiêu đón 6,7 triệu lượt khách trong năm 2023.

Cuối cùng, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được đưa vào khai thác ngày 19/5 có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà.

Cao tốc này cùng với cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo hoàn thành đầu năm 2024 sẽ giúp kết nối Khánh Hoà với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận cũng như các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có TP.HCM thuận lợi hơn.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE