Làm gì để xúc tiến thương mại hiệu quả vào thị trường Đức?

Để tham gia sâu hơn vào thị trường Đức, doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới máy móc, không ngừng nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, sản xuất theo hướng xanh và bền vững.

Để tham gia sâu hơn vào thị trường có yêu cầu cao, quy định nghiêm ngặt như Liên minh châu Âu (EU) nói chung và Đức nói riêng cũng như tận dụng được các lợi thế mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại, các chuyên gia thương mại cho rằng không cách nào khác, doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới máy móc, không ngừng nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, sản xuất theo hướng xanh và bền vững.

Theo các chuyên gia, nếu doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Đức đồng nghĩa với việc phải đưa ra các quy định và tiêu chuẩn rõ ràng trong hệ thống quản lý chất lượng chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải cải tiến liên tục với hệ thống quản lý chung đó, phân công rõ ràng người chịu trách nhiệm với chuỗi cung ứng; có quy trình khiếu nại trong sản xuất để đáp ứng yêu cầu khi đơn vị đối tác kiểm tra. Đáng lưu ý, doanh nghiệp phải công bố minh bạch các chính sách, luật liên quan môi trường sản xuất và lao động.

Thời gian qua, quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU nói chung và giữa Việt Nam với Đức nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu, chiếm hơn 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác của châu Âu.

Thế nhưng, để đạt được những hiệu quả nhất định, doanh nghiệp Việt Nam phải chấp hành các điều kiện khắt khe trong quy trình sản xuất và xuất khẩu đến các thị trường khó tính như EU nói chung và Đức nói riêng. Đặc biệt, Đức cũng được biết đến là một trong số những thị trường tiêu dùng “khó tính” nhất trên thế giới. Người tiêu dùng Đức thường rất kỹ tính, bảo thủ và trung thành với các thương hiệu quen thuộc. Ước tính có khoảng 60% người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều lần cùng một nhãn hiệu đã sử dụng.

Vì thế người Đức thường ưu tiên sử dụng các sản phẩm trong khu vực châu Âu, sản phẩm quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người tiêu dùng Đức đã ngày càng cởi mở hơn với hàng hóa quốc tế.

Hiện nay, Chính phủ Đức rất quan tâm, chú trọng đến việc phát triển canh tác nông nghiệp hữu cơ. Để đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu của Thỏa thuận Paris, Đức muốn hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp nên canh tác hữu cơ là trọng tâm phát triển của nông nghiệp Đức. Chính phủ Đức đưa ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác hữu cơ sẽ chiếm 30% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Ngoài ra, với xu thế phát triển, tiêu dùng sản phẩm hữu cơ kết hợp lợi thế của Hiệp định EVFTA, tiềm năng và cơ hội cho nông sản hữu cơ Việt Nam ngày càng được mở rộng.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tối đa các cơ hội mang lại, nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng, các quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu, các yêu cầu về chứng nhận tiêu dùng hữu cơ quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm hữu cơ Việt Nam.

153521-cong-ty-co-phan-ba-hai-phu-yen-xuat-khau-duoc-hon-5-nghin-tan-san-pham-1342.jpg

Chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu tại nhà máy của Công ty cổ phần Bá Hải. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Đức, dự báo của Cơ quan thống kê Liên bang Đức cho biết, tổng ngân sách quốc nội (GDP) của Đức được dự báo sẽ tăng 1,6% vào năm 2022 nhưng giảm xuống 0,6% vào năm 2023 trước khi phục hồi 1,4% vào năm 2024. Thâm hụt của Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục tăng do chi tiêu cho các biện pháp giảm thiểu tác động của giá năng lượng cao.

Số liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho thấy, trong quý 3 năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 0,4% so với quý 2 năm 2022, mặc dù trong các điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu như đại dịch COVID-19 tiếp diễn, tắc nghẽn nguồn cung, giá cả tiếp tục tăng và chiến tranh ở Ukraine. So với quý 3 năm 2021, GDP tăng 1,2%.

Cùng đó, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình tăng 1,0% so với quý 2 . Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ vẫn gần bằng mức của quý trước (0,0%).

Quảng cáo

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã tăng 2,0% trong quý 3 so với quý 2 năm 2022, sau khi điều chỉnh giá, theo mùa và theo lịch. Kim ngạch nhập khẩu tăng 2,4% so với quý trước của năm 2022.

Về thị trường lao động, trong quý 3 có khoảng 45,6 triệu người có việc làm, tăng 490.000 (tương đương 1,1%) so với cùng kỳ năm 2021.

Tăng trưởng kinh tế ở Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng Euro trung bình thấp hơn một chút so với ở Đức trong quý 3 năm 2022. Dựa trên các tính toán tạm thời, Văn phòng thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) báo cáo GDP tăng 0,2% so với quý trước đối với toàn bộ EU và khu vực đồng Euro. Tại Tây Ban Nha và Pháp, GDP cũng tăng 0,2%. Ở Italy, tăng trưởng kinh tế (+0,5%). Tốc độ tăng trưởng tương tự cũng được ghi nhận đối với nền kinh tế Hoa Kỳ (+0,6%). Một số nước EU nhỏ hơn lân cận Đức ghi nhận mức giảm (Hà Lan, Bỉ, Áo, Cộng hòa Séc). Tốc độ tăng trưởng GDP của hầu hết các quốc gia thành viên EU khác đều cao hơn ở Đức khi so sánh hàng năm.

Do đó, thời gian qua, Thương vụ thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước, Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, các Hiệp hội doanh nghiệp… tổ chức các phiên tư vấn, cung cấp thông tin về thị trường Đức cho doanh nghiệp Việt Nam.

Chẳng hạn như Thương vụ đã phối hợp với WISE (Tổ chức Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh) tổ chức chương trình tập huấn trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Đức và EU; phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Phiên tư vấn trực tuyến xuất khẩu sang thị trường Đức.

Ngoài ra, Thương vụ còn tham dự các phiên tư vấn xuất khẩu một số mặt hàng như thủy sản, hạt điều… sang EU; hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại hàng tháng của cũng như thường xuyên hỗ trợ, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp Việt qua email theo đề nghị cụ thể của từng doanh nghiệp như quy định về nhập khẩu, hải quan, các biện pháp phi thuế quan, danh sách hội chợ, hiệp hội doanh nghiệp…

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp, Thương vụ đã tích cực làm việc với một số công ty nhập khẩu thủy sản của Đức, Hiệp hội Thủy sản Đức đề nghị phía Đức vận động EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU cho Việt Nam.

Mặt khác, Thương vụ cũng tích cực làm việc với cơ quan hải quan của Đức, nhờ hỗ trợ sớm hoàn thiện thủ tục xác minh xuất xứ cá ngừ đóng hộp của Việt Nam nhập khẩu vào Đức để được hưởng ưu đãi thuế quan theo C/O EUR1.

Ngoài ra, Thương vụ còn làm việc với cơ quan xác minh doanh nghiệp của Đức, tìm hiểu xác minh năng lực kinh doanh, tình hình tài chính… của các doanh nghiệp Đức mà doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch hợp tác, kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng với Đức.

Hơn nữa, Thương vụ đã tham gia hỗ trợ tư vấn về các quy định xuất nhập khẩu, kiểm dịch, các loại giấy chứng nhận… cho một số doanh nghiệp Việt Nam; phối hợp với một số doanh nghiệp tư vấn luật, tài chính, pháp lý tại Đức như Viger Law, Dornbach, OCO Global, TMF Group… sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn kinh doanh, đầu tư hợp tác với Đức.

Cùng đó, hỗ trợ, kết nối hợp tác giữa Dornbach GmbH và Viger Law, ký Thỏa thuận hợp tác thành lập DeskVietnam, hỗ trợ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp hai nước.

Thương vụ Việt Nam tại Đức cho biết, Thương vụ sẽ làm việc với Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu LB Đức và các đơn vị liên quan, chuẩn bị chương trình khóa họp lần 2, Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế và các chương trình hợp tác kinh tế bên lề từ nay đến hết 26/2.

Mặt khác, tiếp tục làm việc chặt chẽ với các bang, các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như nông thủy sản, năng lượng, logistics, công nghiệp chế biến thực phẩm...

Đặc biệt, Thương vụ phối hợp với Hiệp hội Rau quả Vina Fruit tổ chức chương trình giao thương cho các doanh nghiệp Việt Nam và Đức trong khuôn khổ Hội chợ Fruit Logistica.

Ngoài ra, Thương vụ còn phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ tổ chức chương trình giao thương cho các doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội chợ hữu cơ Biofach 2023 tại Nuremberg nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng Việt Nam sang thị trường Đức.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia