Kỳ vọng đất đai tiếp tục tăng giá, nhiều người sẵn sàng trả giá cao trong các cuộc đấu giá đất

Đây là một trong những nguyên nhân khiến đấu giá đất Hà Nội "nóng" với mức tăng cao được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ ra.

Nguyên nhân khiến đấu giá đất Hà Nội liên tục "nóng"

Các cuộc đấu giá đất với các dấu hiệu được cho là bất thường ở cả giá trúng và số lượng hồ sơ đăng ký vẫn đang tiếp diễn bởi tâm lý đầu cơ vẫn còn và kỳ vọng tăng giá bất động sản tiếp tục được duy trì. Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và sức nóng của thị trường BĐS Hà Nội hiện tại, rất nhiều người sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực để sở hữu các lô đất đấu giá.

Trước đó, vào tháng 8, dư luận xã hội không ngừng xôn xao về những phiên đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, với số lượng hồ sơ đăng ký lớn, thời gian đấu giá dài và mức giá trúng đấu giá tăng vọt, cao gấp hàng chục lần so với giá khởi điểm.

Diễn biến và kết quả này vẫn tiếp tục tiếp diễn tại các phiên đấu giá đất gần đây tại Hà Đông, Thường Tín.

Theo đó, ngày 19/10, quận Hà Đông đã đấu giá thành công 27 thửa đất tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Dương Nội. Đáng chú ý, sau 14 vòng đấu, đã xác định được khách hàng trúng giá cao nhất lên đến 262 triệu đồng/m2, cao gấp 8 lần so với giá khởi điểm; giá trúng thấp nhất cũng chênh 5,8 lần, đạt 133 triệu đồng/m2.

Ngày 22/10, tại Thường Tín, sau 16 giờ đấu giá khốc liệt, 19/40 thửa đất ở thuộc Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội cũng được đấu giá thành công với mức giá trúng cao nhất ở mức 52,864 triệu đồng/m2; giá thấp nhất 24,384 triệu đồng/m2 với mức giá khởi điểm 3,864 triệu đồng/m2. Còn 21 thửa đất không đấu giá thành công do người tham gia đấu giá vi phạm quy chế.

Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao bởi:

Thứ nhất, về mức giá khởi điểm. Mức giá khởi điểm vẫn ở mức rất thấp, thấp hơn nhiều so với mức giá thị trường được xác định hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, được tính bằng hệ số K nhân với bảng giá đất của thành phố. UBND địa phương vẫn đang căn cứ vào bảng giá đất cũ từ năm 2020, có hiệu lực tới 31/12/2025. Mức giá khởi điểm sẽ chỉ thay đổi khi Hà Nội ban hành bảng giá đất mới.

Thứ hai, giá đất tại các phiên đấu giá tiếp tục tăng cao bởi nhu cầu về BĐS, nhất là các sản phẩm đảm bảo về pháp lý, có tiềm năng tăng trưởng rõ ràng, như đất đấu giá, rất lớn.

Thực tế, tại các khu vực như Hoài Đức hay Hà Đông, tiềm năng phát triển đô thị cùng với sự phát triển hạ tầng tạo ra kỳ vọng rất lớn cho nhà đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao để sở hữu các sản phẩm có số lượng không nhiều này, dù mức giá ấy có thể vượt xa giá trị thực tế của lô đất. Ngoài ra, với kỳ vọng rằng đất đai sẽ tiếp tục tăng giá trong tương lai, những người mua có thể chấp nhận mức giá cao hơn rất nhiều so với định giá thông thường.

Quảng cáo

Đặc biệt, mức giá tăng cao do thị trường BĐS Hà Nội đang tăng trưởng “nóng” với nguồn cung vẫn hạn chế, mức giá sơ cấp liên tục thiết lập mặt bằng mới ở ngưỡng cao cùng với kỳ vọng về việc mở rộng thành phố và hạ tầng giao thông.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến mức giá đấu trúng tăng cao là do các hành vi trả giá cao hơn rồi bỏ tiền đặt cọc, không nộp tiền trúng đấu giá, thậm chí sẵn sàng bất chấp rủi ro, hoàn thành nghĩa vụ trong cuộc đấu giá để hợp thức hóa mức giá trúng với mục đích "thổi giá", tạo mặt bằng giá “ảo" để làm căn cứ để đẩy mức giá của các lô đất có liên quan nhằm trục lợi.

Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, nhưng hành động này chủ yếu nhằm đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp của quá trình đấu giá, khó có thể can thiệp vào mức giá thị trường. Bởi trong nền kinh tế thị trường, các bên tham gia giao dịch mua bán theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán. Họ hoàn toàn có thể bỏ cọc mà không cần chứng minh. Và việc họ đẩy giá khi bất kỳ hàng hóa nào khan hiếm trên thị trường là điều không thể tránh khỏi.

Việc quy chụp các hành vi này là đầu cơ, thổi giá hiện nay cũng đều xuất phát từ cảm tính, Việt Nam chưa có văn bản luật nào xác định hành vi này để làm căn cứ xử lý.

Hơn thế nữa, theo quy định hiện hành, cá nhân trúng đấu giá nhưng không nộp đủ tiền trong 120 ngày bị phạt “khá nhẹ", chỉ bị hủy kết quả và mất tiền cọc - rất thấp do giá khởi điểm thấp. Luật Đấu giá tài sản sửa đổi đã siết quy định với người trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng phải đến 1/1/2025, các quy định này mới có hiệu lực.

Một số kiến nghị của VARS

Như VARS đã thông tin trước đó, ngay cả khi các quy định mới có hiệu lực, VARS cho rằng, với tình trạng cung - cầu và sức nóng của thị trường BĐS Hà Nội hiện tại, khả năng các kỷ lục giá mới tiếp tục được thiết lập trong các phiên đấu giá tới là rất cao và sẽ dần dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Bởi tâm lý đầu cơ vẫn còn và kỳ vọng tăng giá BĐS tiếp tục được duy trì.

Để đảm bảo quá trình đấu giá diễn ra công bằng, minh bạch, giảm thiểu tối đa các trường hợp đầu cơ, thổi giá, theo VARS cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, các đơn vị tổ chức đấu giá cần rà soát chặt chẽ, đảm bảo mọi quy trình, thủ tục đấu giá tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục theo sát từng “động thái” của các cuộc đấu giá để có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu “bất ổn”. Đồng thời, cũng xem xét để sớm đưa các điều chỉnh về cơ chế, chính sách, quy định chặt chẽ hơn liên quan đến hoạt động này vào đời sống để kịp thời nắn chỉnh hoạt động này đi đúng hướng. Trong đó, mức phạt bỏ cọc cần được xem xét nâng cao hơn. Như vậy, tăng sự “cân nhắc” giữa “được và mất” của các cá nhân tham gia đấu giá, hạn chế phần nào “trào lưu đầu cơ” thông qua hoạt động đấu giá.

Thứ ba, Nhà nước cũng cần có biện pháp mạnh tay hơn với các trường hợp trúng đấu giá nhưng “sang tay” ngay trong thời gian ngắn.

Và đặc biệt, điều quan trọng nhất, theo VARS vẫn nằm ở nút thắt về nguồn cung nhà ở. Cần sớm có các biện pháp tích cực và thiết thực để “khơi thông” nguồn cung nhà ở. Trong đó, xem xét, tháo gỡ dứt điểm các dự án đang bị vướng mắc về pháp lý là cách nhanh nhất giúp bơm thêm nguồn cung vào thị trường. Khi cung dần đáp ứng cầu thì lúc đó tự khắc thị trường sẽ được căn chỉnh và vấn đề về giá nói chung và giá trúng đấu giá nói riêng sẽ tiệm cận hơn với giá trị thực của BĐS.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội duyệt chi hơn 50 tỷ đồng xây dựng hệ thống dữ liệu về quản lý quy hoạch kiến trúc và xây dựng

Ngày 4/2, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 595/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đề cương Đề án "Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc - Xây dựng - Phát triển đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội".

EVN và PVN làm chủ đầu tư 2 dự án nhà máy điện hạt nhân Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường

Việt Nam có chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương

Báo cáo chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu năm 2025 do Cushman & Wakefield thực hiện trên 90 cụm phát triển trung tâm dữ liệu của 26 thành phố cho thấy, Việt Nam có chi phí xây dựng trong nhóm thấp nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Lãnh thổ Đài Loan.

Hà Nội giao hơn 11.300 m2 đất cho huyện Đông Anh xây dựng hạ tầng khu đấu giá đất Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, nhất là hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Bất động sản hút 1,09 tỷ USD vốn ngoại trong tháng đầu năm Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội

Hà Nội giao hơn 11.300 m2 đất cho huyện Đông Anh xây dựng hạ tầng khu đấu giá đất

Ngày 4/2, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 594/QĐ-UBND về việc giao 11.342,1m2 đất tại xã Xuân Canh, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Vạn Lộc 2.

Bất động sản hút 1,09 tỷ USD vốn ngoại trong tháng đầu năm Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội

Bất động sản hút 1,09 tỷ USD vốn ngoại trong tháng đầu năm

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa có Báo cáo Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tháng 1/2025. Đáng chú ý, ngành kinh doanh bất động sản thu hút gần 1,09 tỷ USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị kêu gọi đầu tư loạt dự án lớn ở TP. Thủ Đức 9 ngày Tết Nguyên đán, một địa phương thu về gần 7.700 tỷ đồng từ du lịch

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị kêu gọi đầu tư loạt dự án lớn ở TP. Thủ Đức

Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Thông báo kết luận của Chủ tịch Phan Văn Mãi tại buổi làm việc của Đoàn công tác số 1 theo Kế hoạch số 8330/KH-UBND của UBND Thành phố với UBND huyện Cần Giờ, Quận 1, Quận 7, TP. Thủ Đức về giao nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện năm 2025.

"Khẩu vị" của người mua nhà 2025: 70% lựa chọn căn hộ từ 5 - 10 tỷ đồng, có sự khác biệt giữa miền Bắc và Nam Đầu năm mới khởi công cây cầu hơn 230 tỉ đồng ngay cửa ngõ Tp.Thủ Đức

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu thanh tra, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa chỉ đạo về triển khai Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư bất động sản, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái Năm 2025, nhà đầu tư đón đầu chu kỳ bất động sản tăng trưởng mới

Năm 2025, nhà đầu tư đón đầu chu kỳ bất động sản tăng trưởng mới

Theo nhận định của chuyên gia, thị trường bất động sản dự báo sẽ khởi sắc rõ nét từ quý 2/2025. Đây cũng là lúc thị trường hồi phục và sẽ bắt đầu một chu kỳ phát triển bền vững mới.

Tín hiệu tích cực cho bất động sản hạng sang còn "tồn kho" Một doanh nghiệp bất động sản hơn 30 năm tuổi báo lỗ hàng trăm tỷ đồng sau khi toàn bộ thành viên HĐQT từ nhiệm

BẤT ĐỘNG SẢN TRONG PHA PHỤC HỒI

Giai đoạn khó khăn nhất đối với bất động sản đã qua đi. Thị trường đang trong pha phục hồi, với kỳ vọng lãi suất tiếp tục ở mức thấp, và cơ chế pháp lý hoàn thiện hơn sẽ thúc đẩy nguồn cung.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?