Chứng khoán Việt vừa có 3 doanh nghiệp vốn hóa trên 10 tỷ USD

Số lượng cổ phiếu đạt vốn hóa trên 1 tỷ USD trên sàn HOSE đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2024. Đáng chú ý là sự trở lại của NVL sau 8 tháng vắng mặt khỏi danh sách này.

Chứng khoán Việt vừa có 3 doanh nghiệp vốn hóa trên 10 tỷ USD
Chứng khoán Việt vừa có 3 doanh nghiệp vốn hóa trên 10 tỷ USD. (Ảnh minh họa)

Thị trường chứng khoán hồi phục mạnh trong tháng 5/2025

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5/2025, chỉ số VN-Index đạt 1.332,60 điểm, VNAllshare đạt 1.375,27 điểm và VN30 đạt 1.423,68 điểm, tương ứng mức tăng lần lượt 8,67%, 7,66% và 8,70%.

Trong nhóm các chỉ số ngành, ngoại trừ ngành tiêu dùng thiết yếu (VNCONS) ghi nhận mức giảm nhẹ 0,08%, các nhóm ngành còn lại đều tăng điểm. Trong đó, nổi bật là ngành bất động sản (VNREAL) tăng 26,88%, ngành công nghiệp (VNIND) tăng 10,01% và ngành dịch vụ tiện ích (VNUTI) tăng 8,51%.

Sự hồi phục sau cú sốc thuế quan năm 2025 đã giúp thị trường duy trì thanh khoản tích cực. Khối lượng giao dịch bình quân trong tháng đạt hơn 924 triệu cổ phiếu/ngày, trong khi giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 21.656 tỷ đồng/ngày; tuy nhiên, so với tháng 4/2025, hai con số này vẫn ghi nhận mức giảm lần lượt 8% và 7,09%.

Đối với các sản phẩm khác, chứng quyền có bảo đảm (CW) ghi nhận mức tăng 10,6% về giá trị giao dịch, trong khi chứng chỉ quỹ ETF lại giảm mạnh với mức giảm 38,72% so với tháng trước.

Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5/2025 đạt hơn 107.176 tỷ đồng, chiếm 12,37% tổng giá trị toàn thị trường. Khối ngoại mua ròng trong tháng với giá trị hơn 476 tỷ đồng.

Quảng cáo

VHM, VIC và VCB trở thành bộ ba vốn hóa “10 tỷ đô”

Tính đến cuối tháng 5/2025, toàn thị trường ghi nhận 43 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD, trong đó có ba doanh nghiệp đạt vốn hóa vượt 10 tỷ USD gồm Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Tập đoàn Vingroup (VIC) và Công ty cổ phần Vinhomes (VHM).

Chứng khoán Việt vừa có 3 doanh nghiệp vốn hóa trên 10 tỷ USD
Lượng cổ phiếu vốn hóa trên 1 tỷ USD cao nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây.

Nếu như cổ phiếu BID có sự khởi sắc về giá, số lượng các mã đạt vốn hóa trên 10 tỷ USD sẽ còn được gia tăng.

2 cổ phiếu VIC và VHM đã tăng trưởng 142% và 93% tính đến phiên giao dịch ngày 4/6, đánh dấu một trong những cú bứt phá ấn tượng nhất trong nhóm vốn hóa lớn, đồng thời cho thấy sự trở lại mạnh mẽ của ngành bất động sản sau thời gian dài im ắng.

Chứng khoán Việt vừa có 3 doanh nghiệp vốn hóa trên 10 tỷ USD
Cổ phiếu NVL, PNJ, GEX trở lại danh sách trong khi VPL là gương mặt mới.

Bên cạnh VHM, cổ phiếu NVL cũng chính thức quay trở lại nhóm vốn hóa trên 1 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2024. Trong giai đoạn nhiều biến động của tháng 4, NVL vẫn tăng 10,68%. Và tiếp tục tăng mạnh 24,12% trong tháng 5 và tăng thêm 0,35% trong 3 phiên đầu tháng 6.

Không chỉ VHM và NVL, nhiều cổ phiếu bất động sản khác cũng đang tạo hiệu ứng tích cực, góp phần khuấy động thị trường trong những phiên giao dịch cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2025.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá

Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Ngoài dòng vốn có thể lên đến hàng tỷ USD dự báo sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng, DragonCapital cho rằng, việc nâng hạng có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD.

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024 Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Chứng khoán TCBS giành lấy vị trí số 1 về vốn điều lệ từ SSI

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của TCBS đã vươn lên đứng đầu toàn ngành và đồng thời là sự chuẩn bị trước cho sự kiện IPO cuối năm 2025.

APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn

Theo Fiin Ratings, trong 7 tháng còn lại của năm 2025, giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng trên 146.000 tỷ đồng, với cơ cấu đáo hạn chính gồm 50% đến từ nhóm bất động sản, 24% từ các tổ chức tín dụng, 9% từ nhóm thương mại dịch vụ.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu Vingroup bảo lãnh cho 5.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành

Khối ngoại tái xuất, thị trường đón sắc xanh

Phiên giao dịch có sự trở lại của tiền ngoại và sự hồi phục của nhóm Vingroup đã hậu thuẫn cho dòng tiền len lỏi đến các cổ phiếu Midcap và Penny. Đặc biệt, nhóm Bán lẻ và Hóa chất đã có giao dịch nổi trội.

Câu chuyện thị trường: Áp lực chốt lời, khối ngoại bán ròng và chu kỳ 3 năm Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024