"Không dùng tiền ngân sách mà dùng cơ chế gỡ khó cho bất động sản"

Khó khăn của thị trường bất động sản nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những tình huống nghiêm trọng. Giải pháp nguồn vốn cho thị trường bất động sản không phải là dùng tiền ngân sách để gỡ khó, mà là đưa ra các định hướng, chính sách phù hợp để kha

Từ giữa tháng 5/2022 đến nay, hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp... cũng như các vướng mắc về pháp lý trong quá trình triển khai dự án chưa được tháo gỡ một cách triệt để buộc thị trường phải rơi vào trạng thái trầm lắng.

Hệ luỵ lớn cho nền kinh tế

Thời gian gần đây, không khó để bắt gặp những tranh luận, lo lắng về việc dòng vốn hỗ trợ sẽ chảy vào túi nhóm lợi ích hay doanh nghiệp phải tự giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra, “lời ăn lỗ chịu".... Bài học khủng hoảng ở các nước tư bản đã cho thấy, nếu Nhà nước bỏ mặc thị trường thì hệ lụy sẽ khôn lường. Vì vậy, thị trường cần sự hỗ trợ và can thiệp của nhà nước để trở lại đúng quỹ đạo.

Theo tính toán của Hiệp hội Bất động sản thương mại Mỹ, bất động sản thương mại đóng góp khoảng 5% GDP trong năm 2021 cho nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ 8,5 triệu việc làm. Tính rộng hơn, 1.600 tỷ đô la chi phí xây dựng đóng góp 4.200 tỷ đô la hay 18% GDP và hỗ trợ 28,5 triệu việc làm, tương đương 18% tổng số việc làm ở Mỹ.

Đối với Trung Quốc, bất động sản đóng góp 6,8% GDP vào năm 2021 và gần 10% tổng số việc làm của quốc gia này. Với quy mô 18.200 tỷ nhân dân tệ (hơn 2.500 tỷ USD). Hơn hai phần ba tài sản của các hộ gia đình ở thành thị gắn liền với bất động sản.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản Trung Quốc rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2021. Cú vấp với chính sách ba lằn ranh đỏ (thắt chặt quá mức và quá đột ngột việc vay nợ của các doanh nghiệp bất động sản) đã gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ với rất nhiều hệ lụy. Khi đó, hàng loạt doanh nghiệp đều gặp khó về dòng tiền và khả năng trả nợ. Các chính sách nhằm giải cứu thị trường bất động sản gần đây vẫn chưa mang lại hiệu quả và nhiều phân tích cho rằng, rất khó để Trung Quốc có thể trở lại quỹ đạo ngày xưa.

Ở Việt Nam, bất động sản trực tiếp đóng góp 15% tỷ trọng vào GDP của quốc gia, cùng với sức lan tỏa tới 40 ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế như xây dựng, ngân hàng - tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, du lịch, nông nghiệp...

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, khi ngành bất động sản tăng thêm 1.000 tỉ đồng, sẽ kích thích giá trị sản xuất của các nhóm ngành còn lại 1.192 tỉ đồng; lan tỏa tới giá trị tăng thêm 311 tỉ đồng.

Quảng cáo

Đối với việc làm, hiện tại chưa có tính toán cụ thể lực lượng lao động trong hệ sinh thái bất động sản. Số liệu thống kê chính thức vào năm 2021 gồm 4.545.000 người làm trong ngành xây dựng (đa phần là xây dựng các bất động sản) và 308.000 người làm trong ngành kinh doanh bất động sản.

Tổng hợp hai con số trên, số việc làm trong ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản ở Việt Nam chiếm gần 10% tổng số việc làm (49 triệu vào năm 2021). Nếu tính tất cả số việc làm ở hệ sinh thái bất động sản gồm: phát triển quỹ đất; xây dựng; vận hành; cải tạo, nâng cấp và tái phát triển. Các nhà phát triển bất động sản và những đơn vị vận hành đóng vai trò then chốt trong quá trình này thì con số sẽ lớn hơn rất nhiều.

Từ giữa tháng 5/2022, thị trường bất động sản gần như không tiếp cận được nguồn vốn để phát triển. Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, ước lượng gần 1.200 doanh nghiệp. Nếu không giải quyết được khó khăn về nguồn vốn, sẽ có thêm số lượng lớn doanh nghiệp bất động sản buộc phải đóng cửa, phá sản. Tạo rủi ro và nguy cơ đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng thương mại. Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy, công xưởng của hơn 30 ngành nghề liên quan phải ngưng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp, làm gia tăng bất ổn xã hội.

Tháo gỡ pháp lý – chìa khoá khôi phục

Giải pháp nguồn vốn cho thị trường bất động sản, không phải là dùng tiền ngân sách để gỡ khó, mà là đưa ra các định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp để khai thông thị trường, hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ người lao động, người dân. Việc rà soát và tháo gỡ pháp lý nhất là cho bất động sản sẽ là chìa khóa cho sự khôi phục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng bất động sản - hai kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng trong hệ thống vay của doanh nghiệp phát triển dự án.

Hiện tại, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP theo hướng sẽ cho doanh nghiệp thêm 2 năm để giãn nợ trái phiếu, giảm áp lực đáo hạn. Tuy nhiên, Chính phủ cần sớm ban hành các điều chỉnh Nghị định 65 để hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thuận lợi, hiệu quả. Nên kéo dài thời hiệu thực thi Nghị định 65 đến năm 2025.

Về nguồn vốn tín dụng, cần sớm thúc đẩy việc triển khai gói tín dụng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất cho vay ưu đãi cả với chủ đầu tư và người mua nhà để tăng cung về nhà ở xã hội, tạo giao dịch, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể liên quan trong hệ sinh thái bất động sản.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần công khai cụ thể, minh bạch thông tin về quy hoạch, giao dịch bất động sản,... Rà soát, phân loại các dự án theo tính chất dự án và tiến độ triển khai để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, để việc "giải cứu" hiệu quả, “đúng nơi đúng đối tượng”. Khôi phục niềm tin cho nhà đầu tư, xóa bỏ định kiến về ngành bất động sản. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu để sớm tìm ra điểm cân bằng của cung cầu thể hiện ở giá cả bất động sản, thông qua đó quản lý giá để phù hợp với sức mua của người dân. Khi có đầy đủ cơ sở pháp lý và xác định được giá đất, dòng vốn tín dụng của ngân hàng sẽ được hỗ trợ khơi thông.

Đối với doanh nghiệp, Nhà nước hỗ trợ về cơ chế để tái cơ cấu hàng hóa, thể hiện qua việc cho phép điều chỉnh dự án hoặc một phần dự án (trong giai đoạn đang làm thủ tục đầu tư) sang phân khúc phù hợp với nhu cầu thị trường. Nếu doanh nghiệp phát triển dự án phá sản, nguồn cung đã thiếu lại còn thiếu hơn trong khi nhu cầu luôn tăng cao thì mức giá cân bằng khó mà hạ thấp. Cần trao cơ hội để doanh nghiệp tự tháo gỡ, tạo ra nguồn cung phù hợp, để người dân được mua nhà với giá phù hợp.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Nhu cầu co-working space tại Nghệ An ngày càng cao

Không gian sống xanh trong lòng phố tích hợp co-working space - không gian làm việc chung lần đầu tiên tại Nghệ An đang trở thành lựa chọn của chuyên gia nước ngoài và cộng đồng digital nomad (du mục kĩ thuật số) trong nước, quốc tế.

Một tỉnh có tất cả 207 xã, phường, thị trấn đều không đạt cả 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số Hà Nội cho phép Ngôi sao Châu Á chuyển gần 5.000 m2 đất sang xây nhà ở xã hội

Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – thường gọi là sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng, bảo chứng vững chắc cho quyền lợi của cư dân và nhà đầu tư.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Hà Nội dự chi hơn 5.400 tỷ đồng xây đường vành đai 3 qua huyện Đông Anh

UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định số 1880/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm

3 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với hơn 2,39 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.

Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn mức 90% do Mỹ tính toán Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa

Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.

Hai dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ tại Hà Nội tìm nhà đầu tư Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn mức 90% do Mỹ tính toán

Hà Nội giao huyện Đông Anh gần 15.000 m2 đất để xây dựng khu đấu giá

Trong tổng 14.794 m2 đất có: 4.603,58m2 sử dụng vào mục đích đất công cộng đơn vị ở; 2.231,7m2 sử dụng vào mục đích đất nhà ở liền kề; 3.614,9m2 sử dụng vào mục đích đất trường mầm non…

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương báo cáo dự án khó khăn trước 10/4 Vì sao thị trường bất động sản đang tăng nhiệt?

Vì sao thị trường bất động sản đang tăng nhiệt?

Lượng giao dịch bất động sản đang tăng trưởng mạnh ngay sau Tết Nguyên đán tại nhiều thị trường, nhiều khu vực. Dù hiện tượng nóng sốt hiện tại chỉ mang tính cục bộ, chưa phải câu chuyện toàn cục nhưng đã cho thấy một bức tranh tích cực của thị trường tro

Việt Nam góp mặt trong top 10 điểm đến đầu tư bất động sản thế giới Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương báo cáo dự án khó khăn trước 10/4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

Dabaco: Lợi nhuận gần 770 tỷ đồng, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 200 tỷ đồng Về tay đại gia Thái Lan, Home Credit báo lãi kỷ lục 1.291 tỷ

Những khoảnh khắc ấn tượng tại lễ khởi công dự án Essensia Parkway

Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/03 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư

Khởi công căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky do Phú Long làm chủ đầu tư Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Chứng khoán MB (MBS) dự báo, quý I/2025, các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật gồm bất động sản (tăng 719% so với cùng kỳ), khu công nghiệp (tăng 61%), năng lượng (tăng 41%).

Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700% ĐHĐCĐ SJ Group: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, nâng vốn lên 2.975 tỷ đồng

Hà Nội giao 4.500 m2 “đất vàng” nhận chuyển nhượng ở Long Biên cho Hateco

Ngày 28/3, UBND Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1813/QĐ-UBND về việc đăng ký đất đai, hình thức sử dụng đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên cho Công ty cổ phần Hateco Long Biên.

Bùng nổ doanh số tại sự kiện giới thiệu bộ sưu tập căn hộ cao cấp được mệnh danh “Dinh thự mặt biển” duy nhất tại Đà Nẵng Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng