Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 11 và 11 tháng của năm 2022, trong đó tiếp tục cập nhật những thông tin toàn cảnh về tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn.
Các số liệu thống kê cho thấy, dù tiếp tục chịu ảnh hưởng, đối mặt với không ít khó khăn từ tình hình phức tạp, bất định của thế giới, nền kinh tế của Việt Nam vẫn cơ bản giữ được sự ổn định, tiếp tục đà phục hồi; dù các tác động từ khó khăn cũng được bộc lộ rõ ràng hơn...
Trong 11 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn, cả nước có 194.700 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 33,2% so với cùng kỳ. Chiều ngược lại, đã có 132.300 doanh nghiệp doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,3%,
Hoạt động giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được các bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung triển khai, thực hiện. Ngân sách tiếp tục bội chi lớn, thu ngân sách tăng trưởng ấn tượng, đã hoàn thành 116,1% dự toán năm sau 11 tháng.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2022 ước đạt 19,68 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây tiếp tục là số vốn đầu tư FDI thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua.
Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tực thặng dư lớn, tăng mạnh so với cùng kỳ dù các dấu hiệu của sự giảm tốc, khó khăn cẫn đang được thể hiện ngày một rõ ràng hơn...
So với tháng liền kề, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% do giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao. Nếu so với tháng 12/2021, CPI tháng 11 tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%. Bình quân 11 tháng năm 2022, CPI tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước.