Hơn 1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7, cao nhất kể từ sau đại dịch COVID-19

Tháng 7/2023, Việt Nam đón hơn 1,03 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,5% so với tháng trước. Đây cũng là tháng đầu tiên ngành du lịch đón hơn một triệu lượt khách quốc tế tính từ khi mở cửa vào tháng 3 năm ngoái.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa công bố số liệu về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, trong tháng 7/2023, cả nước đã đón hơn 1,038 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,5% so với tháng 6 và là tháng đầu tiên kể từ đầu năm 2023, ngành du lịch đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, và cũng tháng đầu tiên ngành du lịch đón hơn một triệu lượt khách quốc tế tính từ khi mở cửa vào tháng 3 năm ngoái.

Về động lực tăng trưởng trong tháng này, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đánh giá châu Âu có mức tăng trưởng tốt nhất trong các châu lục, tăng 27% so với tháng trước đó.

Trong đó có sự đóng góp của thị trường chính như Anh tăng 14,5%, Pháp (+35,9%), Đức (+27,3%). Ngoài ra có Na Uy (+250,8%), Bỉ (+154%), Đan Mạch (+152%), Hà Lan (+44,6%) và Tây Ban Nha (+52,9%).

Như vậy, tính chung 7 tháng của năm nay, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt gần 6,6 triệu lượt, tương đương 83% kế hoạch năm 2023. Trong số khách quốc tế đến Việt Nam, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong 7 tháng qua với gần 1,9 triệu lượt (chiếm gần 1/3 lượng khách). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 738.000 lượt; Mỹ đứng thứ 3 với 445.000 lượt.

Top 10 thị trường hàng đầu vẫn ghi nhận những cái tên từ khu vực Đông Bắc Á gồm Hàn Quốc, Trung Quốc (738.000 lượt khách), Đài Loan (415.000 lượt), Nhật Bản (284.000 lượt); khu vực Đông Nam Á có 3 thị trường: Thái Lan (290.000 lượt); Malaysia (262.000 lượt); Campuchia (225.000 lượt). Australia xếp ở vị trí thứ 9 với 221.000 lượt khách tới Việt Nam. Thị trường mới nổi Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 10 (213.000 lượt).

Thị trường châu Âu, khách du lịch đến từ Anh đạt 147.500 lượt, Pháp (120.800 lượt) và Đức (111.800 lượt) là các thị trường gửi khách lớn nhất. Thị trường Nga dù rất khó khăn nhưng cũng đã đạt 69.900 khách.

“Việc đạt 83% kế hoạch cả năm về đón khách quốc tế sau 7 tháng khiến ngành du lịch nhiều khả năng sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. Thậm chí ngành du lịch còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng khi bước vào mùa cao điểm du lịch quốc tế cuối năm.”, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nêu rõ.

Cũng theo tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam trên công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google tăng trưởng ở mức 10%-25% trong khoảng thời gian từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6, xếp vị trí thứ 7 trên thế giới. Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ về nhu cầu đi du lịch Việt Nam.

Cụ thể, trong TOP 10 thị trường quốc tế tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam có Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Malaysia, Đức, Pháp. Đây đều là những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam đại diện cho các khu vực Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Tây Âu, Đông Nam Á.

Ấn Độ và Australia là 2 thị trường lớn đầy tiềm năng tăng trưởng mạnh do vừa qua các hãng hàng không đã phục hồi và mở rộng đường bay kết nối các thành phố của Việt Nam và 2 nước này.

Các địa phương của Việt Nam nhận được lượng tìm kiếm nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang và Hội An.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Đây là năm có vốn FDI thực hiện cao nhất giai đoạn 2018-2023. (Ảnh: Int)

Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 20,25 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

Sản xuất lúa gạo của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng xấu do thiếu nước.

Vựa lúa của Trung Quốc bị "nứt"

Thiên tai ở Trung Quốc đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lương thực của nước này, từ đó tác động lây lan ra thị trường toàn cầu trong bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati đẩy giá gạo thế giới vọt lên mức cao nhất 15 năm.
Chat với BizLIVE