Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại thảo luận ở tổ, chiều 21/5. Ảnh: Quochoi.vn

Trong chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, khi thảo luận tại tổ chiều 21/5 về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, đề cập đến Quỹ nhà ở quốc gia, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, nguồn vốn của quỹ này sẽ đến từ ngân sách và một số nguồn khác như đóng góp tự nguyện của nhà đầu tư; thu từ quỹ đất 20% xây nhà xã hội trong các dự án nhà thương mại...

"Quỹ này làm nhiệm vụ kiến tạo nhà xã hội, giá rẻ cho người trẻ chưa có nhà. Tức là, nhà ở xã hội là một phần đầu tư của quỹ. Quỹ hoạt động trên nguyên tắc bảo tồn, phi lợi nhuận, bởi còn nhiệm vụ đầu tư và như vậy có thể phát triển nhà giá rẻ cho người dân", Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết.

Cũng theo dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, Quỹ nhà ở quốc gia được lập tại Trung ương và địa phương. Ở Trung ương, quỹ sẽ do Bộ Xây dựng quản lý, để xây dựng một số dự án, điều hòa cho những địa phương không cân đối được ngân sách. Còn tại địa phương, Chủ tịch UBND có quyền thành lập quỹ, rồi giao Sở Xây dựng quản lý.

"Chúng tôi kỳ vọng quỹ này sẽ hỗ trợ một phần cho thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp, người trẻ", Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chia sẻ.

Góp ý trước đó việc lập Quỹ nhà ở quốc gia, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần phát triển nguồn thu bền vững và tính toán cấu trúc nguồn vốn.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính lo lắng trong cùng thời điểm việc hình thành nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách sẽ phá vỡ cơ cấu ngân sách, tài khoá do yêu cầu nguồn lực vốn lớn.

Theo bà Chinh, một số địa phương lớn như TP. HCM, Đồng Nai đã có quỹ tương tự phát triển nhà ở xã hội, nhưng kết quả không như mong muốn, lý do thiếu vốn điều lệ.

"Nếu vốn Quỹ nhà ở quốc gia phụ thuộc vào ngân sách thì có đảm bảo hoạt động của quỹ này không?", bà Chinh đặt vấn đề và đề nghị Quỹ nhà ở quốc gia kết thúc hoạt động vào 2030 - cùng thời điểm hoàn thành mục tiêu có 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Phản hồi ý kiến của đại biểu Chinh, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định "việc vận hành quỹ này ảnh hưởng không đáng kể tới điều hành ngân sách".

Quảng cáo

Chuyên gia góp ý thành lập, vận hành Quỹ nhà ở quốc gia

Liên quan đến việc nghiên cứu phương án thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng việc thành lập quỹ nhà ở quốc gia sẽ giúp điều phối các nguồn vốn để thúc đẩy phát triển nhà ở giá rẻ, bao gồm cả nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ.

Ông Châu cho rằng, cơ chế hỗ trợ của Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ bao gồm cả phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền và phát triển nhà ở giá rẻ. Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là tình trạng đình trệ của hàng trăm dự án.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận, để Quỹ Nhà ở quốc gia vận hành hiệu quả và phát triển bền vững, yếu tố nguồn vốn là vấn đề cốt lõi. Theo đó, nguồn vốn có thể đến từ nhiều kênh khác nhau, trong đó nguồn lực từ ngân sách nhà nước sẽ đóng vai trò là "vốn mồi" - yếu tố then chốt để quỹ vận hành.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giảm đốc Batdongsan.com.vn cho rằng tại những đô thị tập trung đông dân cư và người lao động như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… nhu cầu nhà ở đang tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, việc phát triển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội vẫn chậm, khiến tình trạng khan hiếm các sản phẩm này ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, thành lập Quỹ nhà ở quốc gia là giải pháp đột phá, có tính khả thi, vừa giúp an sinh xã hội, vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Còn theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế và đô thị hóa. Tuy nhiên, nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê giá rẻ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Tại một số khu công nghiệp, công nhân thường phải thuê nhà trọ với điều kiện sống thiếu thốn, không đảm bảo an toàn và vệ sinh. Tình trạng này cần phải sớm khắc phục.

Để thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, TS. Đính cho rằng Nhà nước cần có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng cho phát triển quỹ nhà ở. Việc sử dụng hiệu quả quỹ đất công, kết hợp với các chính sách ưu đãi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng các dự án nhà ở phù hợp với nhu cầu người dân.

Ngoài ra, cũng cần sự chung tay của cả người lao động. Đây là một giải pháp mang tính xã hội hóa cao, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bất động sản phải thể hiện rõ ràng hơn trách nhiệm trong hoạt động này.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, muốn nhiều người dân mua được nhà cần quan tâm đến nguồn vốn cho vay. Trước đó, dù đã có quỹ 120.000 tỷ đồng nhưng là do các ngân hàng đóng góp, vẫn hoạt động theo kiểu có lợi nhuận nên thực tế không hấp dẫn.

“Nếu thành lập Quỹ nhà ở quốc gia mà Nhà nước giữ vai trò điều phối, với lãi suất và thời gian vay hợp lý, người dân sẽ có cơ hội mua nhà. Quỹ này lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội của người dân để hỗ trợ chính người dân. Song, cần lưu ý đến cơ chế xét duyệt và giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả, minh bạch, tránh thất thoát’, ông Nguyễn Quốc Anh nêu quan điểm.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Quốc hội thông qua mức thuế TNDN 10% với các cơ quan báo chí

Tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua, mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% sẽ áp dụng cho các cơ quan báo chí kể từ 1/10.

Từ 1/7: Bán hàng online bị khấu trừ thuế tự động, ai phải nộp, ai được miễn? Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Doanh nghiệp Nhà nước được tự quyết lương, thưởng và đầu tư bất động sản

Với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế tiền lương, thưởng và quyền lợi tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có sự thay đổi đáng kể, trao thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT

Lần đầu tiên Việt Nam có quy định khung pháp lý về tài sản số, gồm tài sản mã hóa và tài sản ảo

Luật CNCNS đã lần đầu tiên đưa ra các chính sách khung chung và giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) một cách bền vững, an toàn và có trách nhiệm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT Theo quy định mới giá điện sẽ tăng ra sao?

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Thủ tướng vừa có công điện chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hóa đơn theo quy định pháp luật.

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Từ 1/7: Bán hàng online bị khấu trừ thuế tự động, ai phải nộp, ai được miễn?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 117/2025/NĐ-CP, quy định cụ thể cơ chế quản lý thuế đối với hộ và cá nhân kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử và nền tảng số.

Dân khó mua vàng miếng online, Ngân hàng Nhà nước nói gì? Bộ Xây dựng chủ trương nghiên cứu mô hình để giao dịch nhà đất online

Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Bộ Tài chính cho rằng, bằng cách xoá bỏ toàn toàn hình thức thuế khoán sẽ giúp chấm dứt tình trạng bất công nghiêm trọng khi mức thuế của hộ kê khai cao hơn tới 7 lần so với hộ khoán

Cổ phiếu bán lẻ nổi sóng trước chiến dịch truy quét hàng giả và siết chặt quản lý thuế Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức

Chiều nay (13/6), Quốc hội bàn lần 2 về sửa Hiến pháp

Theo kế hoạch, chiều 13/6, Quốc hội tiến hành thảo luận lần thứ hai về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nghị quyết Quốc hội về sáp nhập tỉnh thành có thể hiệu lực sớm ngay từ ngày mai (12/6) Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết lịch sử: Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố từ hôm nay

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết lịch sử: Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố từ hôm nay

Với 461/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội tán thành với đề án của Chính phủ về việc sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 4 thành phố và 48 tỉnh để hình thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.

4 tỉnh vẫn giữ định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập Sau sáp nhập tỉnh thành, địa phương nào vừa có sân bay quốc tế, vừa có cảng biển loại đặc biệt?

5 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 305 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách Nhà nước năm tháng đầu năm 2025 ước đạt 1.139,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi ngân sách Nhà nước ước đạt 235,1 nghìn tỷ đồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2024; bội thu hơn 305 nghìn tỷ

Lộ diện 10 tỉnh thành thu ngân sách lớn nhất năm 2024 Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán