Hành vi của người tiêu dùng sẽ thay đổi ra sao trong năm 2023

Không giống như những năm trước đó, năm 2023 sẽ là một “mớ hỗn độn các tín hiệu,” phản ánh một môi trường tiêu dùng độc đáo được dẫn dắt bởi các nhân tố đối lập.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hiểu được hành vi của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu, và năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc nắm bắt tâm lý người tiêu dùng.

Không giống như những năm trước đó, năm 2023 sẽ là một “mớ hỗn độn các tín hiệu,” phản ánh một môi trường tiêu dùng độc đáo được dẫn dắt bởi các nhân tố đối lập: Sự phấn khích khi đại dịch suy yếu, song lại bị kiềm chế bởi sự thận trọng khi đối mặt với bất ổn kinh tế.

Nhìn chung, người tiêu dùng có thể sẽ không ngại chi tiêu vào năm 2023, nhưng nhiều khả năng họ sẽ kén chọn hơn nhiều trong việc mua sắm.

Theo các chuyên gia, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm ít hơn, trải nghiệm nhiều hơn, kết hợp tính lưu động kỹ thuật số của đại dịch với sự quen thuộc và gần gũi của giai đoạn trước COVID-19.

Dưới đây là một số dự đoán về sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong năm tới.

Chi tiêu tăng dù kinh tế ảm đạm

Theo Khảo sát về chỉ số năng lượng tiêu dùng và bán lẻ tháng 7/2022 của Forrester, phần lớn người trưởng thành mua hàng trực tuyến ở Mỹ (64%), Vương quốc Anh (59%) và Pháp (55%) đang lo lắng về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, người tiêu dùng đã tiết kiệm đáng kể trong thời kỳ đại dịch và dòng tiền của các hộ gia đình sẽ tăng vào nửa cuối năm nay.

Và mặc dù người tiêu dùng vẫn sẽ cho thấy sự thận trọng, tiền tiết kiệm nhiều hơn sẽ thúc đẩy họ chi tiêu mạnh tay hơn.

Những trải nghiệm kết hợp

Đại dịch buộc người tiêu dùng phải thử nghiệm những cách sống, mua sắm và tương tác mới.

Hành vi sau đại dịch sẽ chứng kiến sự trở lại của những thói quen cũ nhưng theo cách tối ưu hóa trải nghiệm.

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Chẳng hạn khán giả sẽ đổ xô quay lại rạp để xem “Avatar” phần mới trong khi đặt hàng bỏng ngô bằng mã QR.

Vào năm 2023, người tiêu dùng sẽ kết hợp tính lưu động kỹ thuật số mới cùng những sự quen thuộc kiểu cũ.

Chất lượng thúc đẩy số lượng

Người tiêu dùng sẽ dung hòa sự thận trọng về tài chính với sự thôi thúc chi tiêu của họ bằng cách chọn lọc kỹ càng về những thương hiệu và trải nghiệm.

Mục tiêu của họ là thu được giá trị tối đa từ mỗi khoản chi (ví dụ: Người tiêu dùng trở nên kén chọn hơn nhiều trong việc đăng ký tài khoản thuê bao truyền phát video trực tuyến của hãng nào để vừa mang lại đầy đủ các giá trị giải trí mà họ cần, vừa có mức phí hợp lý).

Vào năm 2023, người tiêu dùng sẽ liên tục sắp xếp các trải nghiệm, lựa chọn những trải nghiệm mang lại giá trị cao trong khi từ bỏ những trải nghiệm không mang lại giá trị cho họ.

Theo Vietnamplus

Đọc tiếp

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.
Chat với BizLIVE