Hải Dương lập đề án xây dựng khu kinh tế chuyên biệt cạnh đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương dự kiến sẽ có 7 phân khu chức năng với trọng tâm là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistics, đô thị và trung tâm đổi mới sáng tạo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại phiên họp thường kỳ tháng 5 (lần 6) do UBND tỉnh Hải Dương diễn ra sáng 29/5, các thành viên UBND tỉnh Hải Dương đã xem xét, cho ý kiến về việc xây dựng đề án thành lập Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương.

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, khu kinh tế chuyên biệt của Hải Dương khi được thành lập, dự kiến nằm ở phía Tây của tỉnh Hải Dương (phía nam đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) thuộc 2 huyện Bình Giang, Thanh Miện với tổng diện tích dự kiến khoảng 5.300 ha.

Khu kinh tế chuyên biệt của tỉnh Hải Dương là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, lĩnh vực có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường. Khu kinh tế có trọng tâm phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistic, đô thị và trung tâm đổi mới sáng tạo.

Khu kinh tế chuyên biệt sẽ được chia thành 7 phân khu gồm khu công nghiệp, cụm công nghiệp với dự kiến gồm 13 khu công nghiệp (diện tích dự kiến 3.001 ha), 3 cụm công nghiệp (dự kiến diện tích 150 ha). Khu thương mại dịch vụ, logistic có diện tích khoảng 75 ha.

Khu trung tâm đổi mới sáng tạo (hạt nhân phát triển công nghiệp công nghệ cao) có diện tích khoảng 60 ha. Khu phát triển hạ tầng công cộng với các công trình giáo dục, y tế, công viên, thể thao văn hóa… với diện tích khoảng 60 ha. Khu đô thị, dân cư diện tích khoảng 530ha. Khu dân cư hiện trạng có diện tích khoảng 1.547 ha. Khu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Quảng cáo

Về lộ trình phát triển dự kiến sẽ thành lập khu kinh tế vào quý IV/2024 và chia thành 2 giai đoạn 2024-2025 (giai đoạn này xây dựng và khởi công xây dựng một số cơ sở hạ tầng lớn; xúc tiến thu hút đầu tư) và giai đoạn 2026-2030 (giai đoạn này hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư và chuẩn bị triển khai mở rộng diện tích khu kinh tế trong giai đoạn sau năm 2030)….

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản cho toàn khu kinh tế chuyên biệt là khoảng 78.000 tỷ đồng trong cả giai đoạn 2021-2035 (trung bình khoảng 5.200 tỷ đồng/năm). Nguồn vốn đầu tư dự kiến từ ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu, dự án quốc gia; đồng thời, huy động từ các nguồn khác.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản cho biết, Khu kinh tế chuyên biệt của tỉnh Hải Dương nếu được thành lập sẽ có vị trí rất thuận lợi như ngay cạnh đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (nút giao gần khu vực dự kiến xây dựng khu kinh tế và đường cao tốc đã đưa vào hoạt động) và có vị trí trung tâm, gần với hành lang kinh tế, vành đai kinh tế, vùng động lực đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia; gần với sân bay Cát Bi, các cảng biển của Hải Phòng và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội…

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương giao Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng phương án thuê tư vấn để triển khai xây dựng đề án trong thời gian sớm nhất. Giao các ngành, địa phương phối hợp xác định ranh giới của đề án, xác định các loại đất tại khu vực dự kiến xây dựng và các phương án triển khai hạ tầng cho khu kinh tế khi được triển khai như điện, nước sạch….

Yêu cầu các sở, ngành tích cực phối hợp cung cấp dữ liệu, thông tin cho tư vấn khi được thuê. Nếu gặp vướng mắc ở sở, ngành nào, tư vấn báo cáo lãnh đạo tỉnh để kịp thời xử lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 18.000 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 80.000 tỷ đồng (trong đó có gần 500 doanh nghiệp FDI). Tỉnh đã thành lập 16 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch chi tiết khoảng 2.588 ha, thành lập 58 cụm công nghiệp với diện tích đất 2.934,42 ha.

Tại Nghị quyết về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu có 33 khu công nghiệp với tổng quy mô là 5.661 ha, 61 cụm công nghiệp với tổng quy mô là 3.209 ha, 6 trung tâm logistics và phát triển 1 khu kinh tế chuyên biệt nằm ở phía Nam đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thuộc hai huyện Bình Giang và Thanh Miện.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Goldman Sachs: Mỹ cần thúc đẩy mạnh mẽ nguồn cung dầu trong năm 2025

Ngày 25/7, tập đoàn tài chính Goldman Sachs cho rằng bất kỳ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 sẽ cần thúc đẩy đáng kể nguồn cung dầu nội địa vào năm tới.

Châu Âu đối mặt với "cú sốc lớn" do thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga Nguồn cung dầu thế giới gặp khó khi ngành khai thác nội địa Mỹ suy giảm mạnh

ADB: Khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương trong các năm 2024 và 2025, với lạm phát ở mức vừa phải.

Kinh tế châu Âu tăng trưởng vững vàng bất ngờ bất chấp cú sốc năng lượng toàn cầu Trật tự mới của kinh tế châu Âu hậu khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Chuyển động thị trường: Nhà đầu tư châu Á chờ các số liệu kinh tế chủ chốt của Mỹ

Giá vàng tăng trong phiên 24/7 tại châu Á, khi các nhà đầu tư chờ số liệu kinh tế của Mỹ, còn giá dầu chấm dứt ba phiên giảm liên tiếp. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán chịu sức ép đi xuống.

Chuyển động thị trường: Giá vàng có thể sẽ tăng lên 2.700-3.000 USD/ounce Chuyển động thị trường: Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi phiên tăng cao kỷ lục

Vì sao không thí điểm giao tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài làm điện gió?

Bộ Công Thương cho biết chưa giao tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió ngoài khơi do chưa đánh giá hết được các vấn đề quốc phòng, an ninh và giá điện.

Bộ Công Thương "thúc" phát điện từ các nhà máy điện gió lên hệ thống 3 lần rao bán bất thành, Agribank hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của chủ Nhà máy điện gió Phong điện 1

Thị trường thế giới biến động sau việc ông Biden rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Sau quyết định rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng của Tổng thống Joe Biden, các nhà đầu tư tìm đến vàng như là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh thị trường và chính trị bất ổn.

Chuyển động thị trường: Giá vàng có thể sẽ tăng lên 2.700-3.000 USD/ounce Chuyển động thị trường: Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi phiên tăng cao kỷ lục

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí trước bạ ô tô trong nước vào tháng 7/2024

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu tác động, hoàn thiện, đề xuất Chính phủ nghị định về mức thu lệ phí trước bạ với ô tô trong nước tháng vào tháng 7/2024

Chi tiết 36 khoản phí, lệ phí giảm cho người dân, doanh nghiệp từ 1/7 Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô trong nước

Hãng hàng không tốp đầu châu Á dự định mở thêm đường bay đến châu Âu

ANA vừa công bố chiến lược tăng cường thêm các chuyến bay đến châu Âu từ 5 tuyến lên 9 tuyến, tương đương mức tăng 30% năng lực vận chuyển hành khách từ quốc gia Đông Bắc Á này đến châu Âu.

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục Hai hãng hàng không Anh đối mặt nguy cơ bồi thường hơn 120 triệu USD

5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến của một số cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan về báo cáo tổng thể kết nối giao thông giữa sân Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành do Viện Chiến lược và phát triển GTVT thực hiện.

ACV lên kế hoạch lãi kỷ lục 9.400 tỷ đồng, dồn lực đầu tư sân bay Long Thành Bất động sản địa phương nào hưởng lợi nhất khi sân bay Long Thành vào hoạt động?

Giá vàng xác lập mức cao kỷ lục mới trong chiều 17/7

Giá vàng đạt mức cao kỷ lục tại châu Á chiều 17/7, khi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Mỹ vào tháng Chín tăng lên sau những bình luận gần đây của các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Chuyển động thị trường: Bất ổn chính trị tác động đến thị trường tài chính và hàng hóa châu Á Mừng hụt với Ngân hàng, thị trường vẫn còn một số cổ phiếu dò đáy