Hà Nội đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng hầm chui khép kín đường Vành đai 3,5

Nút giao đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long là cơ sở để tuyến Vành đai 3,5 của Hà Nội thông suốt.

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký quyết định số 4563 ngày 19/11 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).

Dự án xây dựng nút giao gồm các nhánh kết hợp hầm trực thông, trong đó, hầm chui được thiết kế theo hướng Lê Trọng Tấn đi Quốc lộ 32, tim tuyến trùng với đường Lê Trọng Tấn, bố trí 4 làn xe với tổng chiều dài 975 m.

Đoạn đi dưới Đại lộ Thăng Long thiết kế hầm kín dài 150 m. Phía đường Lê Trọng Tấn thiết kế hầm hở dài 157,5 m, tường chắn dài 220 m. Phía Quốc lộ 32 xây dựng hầm hở dài 157,5 m, tường chắn dài 200 m.

Ngoài ra, dự án gồm hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước trên cầu và 2 đầu cầu.

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình hơn 2.384 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội, thời gian thực hiện từ năm 2022-2026. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.

c220221124144728.jpg?rt=20221124144910 Vị trí xây dựng nút giao Vành đai 3 - Đại lộ Thăng Long

Hà Nội hiện có 4 hầm chui đi vào sử dụng gồm Kim Liên - Xã Đàn, là hầm chui đầu tiên của Hà Nội, được khởi công từ năm 2006 với tổng mức đầu tư 467 tỷ đồng, đi vào hoạt động năm 2009.

Hầm chui thứ 2 được xây dựng tại nút giao Trung Hòa - Vành đai 3, được đưa vào sử dụng từ đầu tháng 1/2016.

Hầm chui Trung Hòa (nút giao Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long) được khởi công đầu năm 2015, chiều dài gần 700 m với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.

Quảng cáo

Hầm chui Thanh Xuân, qua nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi có chiều dài 980 m, được khởi công từ tháng 6/2014 với kinh phí hơn 500 tỷ đồng.

Ngày 5/10, hầm chui Lê Văn Lương được thông xe, có mức đầu tư gần 700 tỷ đồng.

Giữa tháng 10, hầm chui qua nút giao Kim Đồng - Giải Phóng được khởi công với tổng giá trị phê duyệt gần 780 tỷ đồng từ nguồn từ ngân sách thành phố Hà Nội. Đây là hầm chui thứ 5 của Hà Nội.

c120221124144725.jpg?rt=20221124144734 Nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long và đoạn Vành đai 3,5 đi qua địa phận huyện Hoài Đức về đích năm 2025, 2026

Nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long hoàn thành là cơ sở để tuyến Vành đai 3,5 của Hà Nội thông suốt.

Vành đai 3,5 là tuyến đường kết nối khu vực phía Bắc và Nam sông Hồng, nhiều phân khu đô thị và khu dân cư thuộc các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, huyện Thanh Trì và Hoài Đức... tạo thành vành đai phía Tây Thủ đô.

Tổng chiều dài tuyến đường đoạn từ cầu Thượng Cát đến Đại lộ Thăng Long khoảng 9,4 km. Đến nay Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đi qua địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông được đưa vào hoạt động từ hàng chục năm.

Nhưng đoạn tuyến trên địa bàn huyện Hoài Đức có chiều dài 5,5 km chưa hoàn thiện, phải xin lùi tiến độ nhiều lần. Cụ thể, tuyến đường Vành đai 3,5 trên địa bàn huyện Hoài Đức phải hoàn thành từ năm 2019 nhưng kéo dài đến năm 2021, đến nay tiếp tục xin lùi tiến độ sang năm 2025.

Dự án Vành đai 3,5 trên địa bàn huyện Hoài Đức được triển khai theo 3 dự án thành phần và giao UBND huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư, dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành.

Vành đai 3,5 đoạn Hoài Đức là trục đô thị cấp đặc biệt, kết nối các quận, huyện Hà Nội như Phúc Thọ, Đan Phượng, Hà Đông, Thường Tín với 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp. Cuối tuyến giao với đường 32 đoạn qua cổng chào huyện Hoài Đức, đi qua các xã An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, Kim Chung...

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia