Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Theo Financial Times, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế tối đa đã từng đe dọa trước đó đối với các quốc gia không đàm phán “một cách thiện chí”.

Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent, cho biết, những nước không thể hiện thiện chí sẽ nhận thư thông báo chính thức về mức thuế mới, quay về mức thuế cao mà Tổng thống Trump đã công bố vào ngày 2/4.

Ông thông báo trên kênh NBC: “Một số quốc gia bị áp thuế 10%, một số khác thậm chí cao hơn rất nhiều. Nếu họ không muốn đàm phán, mức thuế sẽ trở lại đúng như tuyên bố ngày 2/4.”

Bình luận của ông Bessent được đưa ra trong bối cảnh Washington có lập trường cứng rắn hơn trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế.

Quảng cáo

Khi đó, ông Trump tuyên bố áp thuế 10% với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời công bố loạt thuế đối ứng với các quốc gia áp thuế lên hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Trong đó, thuế đối với hàng Trung Quốc lên tới 145%, dù sau đó 2 nước đạt được thỏa thuận tạm thời kéo dài 90 ngày, thuế Mỹ áp lên Trung Quốc giảm xuống còn 30% và thuế từ phía Trung Quốc về mức 10%.

Khu vực Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng mạnh trong đợt áp thuế ngày 2/4, khi ông Trump tuyên bố "giải phóng" nước Mỹ khỏi hệ thống thương mại bị coi là bất công. Trong khi đó, Mexico và Canada được miễn thuế đối ứng do tuân thủ thỏa thuận thương mại USMCA năm 2020, dù vẫn phải chịu mức thuế 25% nếu vi phạm điều khoản.

Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại mới với Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan đang leo thang. Theo đó, Anh được giảm thuế đối với ô tô và thép, nhưng phần lớn hàng hóa vẫn chịu mức thuế 10%.

Ông Bessent cũng chỉ trích tập đoàn bán lẻ Walmart sau khi doanh nghiệp này tuyên bố sẽ tăng giá hàng hóa do tác động từ thuế quan. Theo ông, lãnh đạo Walmart đã cam kết “chịu một phần thuế", tương tự với phát biểu trước đó của ông Trump trên mạng xã hội.

Tham khảo FT

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 18/6, trong bối cảnh giới đầu tư đang theo dõi các diễn biến liên quan đến xung đột Israel-Iran và chờ đợi quyết định chính sách của Fed.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông

Phần lớn các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu giảm điểm trong phiên 17/6 sau khi Tổng thống Donald Trump rời Hội nghị thượng đỉnh G7 sớm và lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp vào xung đột Israel và Iran.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

EU chưa thay đổi lập trường về thuế quan với Mỹ

Các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Mỹ vẫn đang tiếp diễn, bà Paula Pinho, người phát ngôn chính của EU, nói với tờ POLITICO rằng khối này chưa sẵn sàng chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% của Mỹ.

Chứng khoán giảm điểm trong nỗi lo về thuế quan và việc làm của Mỹ EU nỗ lực thuyết phục Mỹ thay đổi chính sách thuế quan trong tuần này

Kỳ vọng vào lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran giúp Phố Wall tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (16/6), nhờ giá dầu giảm sau khi các cuộc tấn công giữa Israel và Iran không ảnh hưởng đến sản lượng và xuất khẩu dầu.

Phố Wall giảm điểm trước thềm Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5/2025 Phố Wall mất đà tăng do lo ngại căng thẳng Trung Đông

Căng thẳng Israel-Iran khiến các ngân hàng trung ương khó giảm lãi suất

Các nhà kinh tế cho biết nguy cơ về một cú sốc kinh tế mới sau cuộc tấn công Iran của Israel có khả năng khiến các ngân hàng trung ương thận trọng hơn trong quyết định cắt giảm lãi suất.

ECB dự kiến tiếp tục hạ lãi suất, hé lộ khả năng "tạm nghỉ" Những diễn biến kinh tế, thị trường toàn cầu mới nhất trong tuần qua: Nhiều ngân hàng trung ương hạ lãi suất, một số khác giữ nguyên

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Chứng khoán Trung Quốc đi lên trong phiên giao dịch chiều ngày 16/6, nhờ tín hiệu cải thiện từ tiêu dùng nội địa trong tháng 5/2025, dù các lĩnh vực sản xuất và đầu tư vẫn còn yếu.

Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán bước vào pha "khó nhằn", tập trung nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận và hỗ trợ từ chính sách Xung đột tại Trung Đông sẽ tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?

WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008

Tại báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP năm 2025 do các rào cản thương mại tăng cao và môi trường chính sách bất ổn.

Standard Chartered: Dự báo gì về lạm phát của Việt Nam thời gian tới? WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%