EU phản ứng về kế hoạch "bảo hộ" kinh tế của Mỹ

EU không hài lòng về “Đạo luật Giảm lạm phát” của Washington, trong đó cho phép giảm thuế đối với ô tô điện và pin do Mỹ sản xuất.

Theo hãng tin AFP, 27 quốc gia EU đã phàn nàn rằng Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ là phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất EU vì nó giảm thuế cho người tiêu dùng đối với những mặt hàng được sản xuất tại Bắc Mỹ, nhưng không áp dụng đối với những mặt hàng sản xuất tại EU.

EU lập luận rằng, không giống như Mỹ, EU đưa ra mức giảm thuế như nhau đối với hàng hóa do EU sản xuất và do Mỹ sản xuất trong các lĩnh vực này. Theo Brussels, những lợi ích trên đối với các nhà sản xuất xe điện của Mỹ sẽ khiến ô tô điện sản xuất tại EU gặp bất lợi không công bằng trên thị trường nội địa béo bở ở Mỹ.

Sau cuộc hội đàm giữa các bộ trưởng thương mại của EU và đại diện Mỹ Katherine Tai tại Praha (Séc) ngày 31/10, các quan chức EU cho biết ô tô châu Âu sẽ được yêu cầu miễn trừ tương tự như ô tô từ Canada và Mexico.

Quảng cáo

Bộ trưởng Thương mại Jozef Síkela của Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho biết: “Chúng ta phải thực tế và xem có thể đàm phán những gì”, lưu ý rằng các biện pháp của Mỹ là "không thể chấp nhận được".

Brussels và Washington đã thành lập một nhóm làm việc đặc biệt để tìm ra một giải pháp cho vấn đề tranh cãi trên với cuộc họp đầu tiên được tổ chức trong tuần này.

Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis nói: “Có thể sẽ không dễ sửa đổi luật Giảm lạm phát của Mỹ, nhưng EU phải can thiệp. Chúng tôi sẽ tạo cơ hội đàm phán trước khi đưa ra các cân nhắc tiếp theo".

Những quy định mới của Mỹ đã làm dấy lên những khó khăn đặc biệt ở cường quốc sản xuất của châu Âu là Đức, quốc gia có ngành công nghiệp xe hơi chủ chốt.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây cảnh báo rằng các kế hoạch của Mỹ nhằm bảo vệ các công ty trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài có thể gây ra “một cuộc chiến thuế quan lớn”.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm