Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

vna-potal-ngan-hang-trung-uong-nhat-ban-co-thong-doc-moi-stand-20230410133254.jpg
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Tuy nhiên, theo ông Ueda, vấn đề trên sẽ không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nếu lạm phát cơ bản vẫn dưới mức 2%. Ông Ueda nhấn mạnh việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ trở nên cần thiết nếu sức ép lạm phát vượt quá một mức độ nhất định.

Chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu cho cả khu vực công và tư chi tiêu tổng cộng hơn 150.000 tỷ yen (978 tỷ USD) trong vòng 10 năm tới để thúc đẩy quá trình giảm khí thải. Mục tiêu của chính phủ là huy động khoảng 20.000 tỷ yen trong tổng số trên thông qua việc phát hành một loại trái phiếu mới gọi là trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh.

Quảng cáo

Ông Ueda cho biết sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chi tiêu vốn và nghiên cứu phát triển liên quan đến giảm khí thải trong khu vực tư nhân, qua đó giúp thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.

Theo nguồn tin chính phủ, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đang chuẩn bị một gói kích thích mới cho nền kinh tế, bao gồm trợ cấp hóa đơn tiện ích và tiền mặt cho các hộ gia đình thu nhập thấp.

Gói kích thích kinh tế nói trên được đề xuất trong bối cảnh chi phí năng lượng và các chi phí khác tăng cao đang ảnh hưởng đến tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản. Các nguồn tin cho biết, chính phủ có kế hoạch ứng phó bằng cách tái áp dụng trợ cấp cho hóa đơn tiền điện và khí đốt, đồng thời gia hạn các biện pháp nhằm kiềm chế giá xăng.

Theo dự thảo của gói kích thích, Nhật Bản cũng sẽ thúc đẩy "sử dụng tối đa" năng lượng hạt nhân trong khi vẫn đảm bảo an toàn, trong đó nêu rõ rằng nước này phải định hình lại nền kinh tế để chống chọi tốt hơn với giá dầu và các loại năng lượng khác tăng cao. Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của mình.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Chứng khoán Trung Quốc đi lên trong phiên giao dịch chiều ngày 16/6, nhờ tín hiệu cải thiện từ tiêu dùng nội địa trong tháng 5/2025, dù các lĩnh vực sản xuất và đầu tư vẫn còn yếu.

Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán bước vào pha "khó nhằn", tập trung nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận và hỗ trợ từ chính sách Xung đột tại Trung Đông sẽ tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?

WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008

Tại báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP năm 2025 do các rào cản thương mại tăng cao và môi trường chính sách bất ổn.

Standard Chartered: Dự báo gì về lạm phát của Việt Nam thời gian tới? WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm sau các thông tin kinh tế của Mỹ

Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Chờ tín hiệu mới, chứng khoán châu Á trầm lắng Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO