Đưa "mỏ vàng lệ chi" lên sàn thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, hai vùng vải nổi tiếng, đẳng cấp thế giới của Việt Nam là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) đang ngày càng được vươn xa, nâng tầm giá trị...

Đưa "mỏ vàng lệ chi" lên sàn thương mại điện tử

Hơn một tuần qua, vùng vải thiều Bắc Giang đã bước vào chính vụ. Mỗi khi đến mùa, thủ phủ Lục Ngạn luôn rất sôi động, tấp nập thương lái đến mua bán. Từ sáng sớm, những xe vải đã xếp hàng dài trên cầu phao Kim - Mỹ An, Bắc Giang, nóng lòng để được đẩy lên dốc tập kết, tới điểm thu mua tập trung...

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, từ chính vụ đến nay, huyện đã tiêu thụ được hơn 34.000 tấn. Với việc vải thiều đang vào chính vụ (từ khoảng 5/6 đến 25/7), huyện đã triển khai nhiều biện pháp kết nối tiêu thụ vải thiều, kể cả trên các kênh thương mại điện tử.

Trước đó, tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2023, hôm 7/6, ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, năm nay, vải thiều Lục Ngạn tiếp tục có chất lượng vượt trội, đẹp mã. Với hơn 17,3 nghìn ha, sản lượng vải toàn huyện ước đạt 98.000 tấn.

Với vải thiểu xuất khẩu, lãnh đạo huyện Lục Ngạn cho biết đã số hóa các mã số vùng sản xuất vải, gắn với sổ nhật ký điện tử để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trong đó có 35 mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; thị trường Mỹ, Úc, EU có 19 mã; Nhật Bản 32 mã; Thái Lan 2 mã. Đồng thời, huyện cũng đang quản lý chặt chẽ và duy trì 173 mã cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu.

Còn theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, với tổng diện tích khoảng 29,7 nghìn ha (tăng 1,4 nghìn ha so với năm 2022) - sản lượng vải thiều ước đạt hơn 180 nghìn tấn. Trong đó, vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 113,8 nghìn tấn, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP khoảng 1 nghìn tấn...

Vải thiều tiếp tục được ưu tiên trên các sàn thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, trong những năm gần đây, khi bước vào mùa thu hoạch, quả vải thiều đã nhận được nhiều sự ưu ái của các sàn (TMĐT) để thúc đẩy doanh số bán hàng qua sàn.

Ngay từ đầu vụ tiêu thụ vải thiều, sàn TMĐT Sendo (thuộc FPT) cho biết đã cử người lên Lục Ngạn tìm hiểu thông tin và kết nối để đưa vải thiều lên sàn. Theo đại diện Sendo, sản phẩm sẽ đưa về kho tổng rồi chia nhỏ giao về các điểm lẻ trong hệ thống để chuyển đến tay khách hàng.

Trước đó, ở vụ vải năm 2022, bình quân mỗi ngày sàn TMĐT này tiêu thụ từ 2-3 tấn vải, chủ yếu ở thị trường Hà Nội và TP.HCM.

20230615145953-15-7656.jpg
Quảng cáo

Đại diện Sendo đến Lục Ngạn để tìm hiểu, kết nối đưa vải thiều lên sàn TMĐT tại tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2023.

Một đại gia TMĐT khác là Lazada cách đây ít ngày cũng đã tuyên bố tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang đưa vải thiều lên sàn TMĐT với chương trình "Vải chuẩn từ tâm - Nâng tầm nông sản".

Đây là hoạt động nằm trong sự hợp tác giữa nền Lazada và Trung tâm tin học và công nghệ số (CID), Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), cùng với đoàn Thanh niên tỉnh Bắc Giang và Công ty TNHH Công Nghệ Và Thương Mại UFO (FoodMap) - để đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm vải thiều cao cấp, đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu Châu Âu.

Với đầu tàu phía Nam là TP.HCM, đại diện Lazada tin tưởng, Chương trình "Lục Ngạn Bắc Giang - Vải Chuẩn từ Tâm - Nâng Tầm Nông Sản” sẽ không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng kênh phân phối cho các doanh nghiệp trẻ tại Bắc Giang, mà còn là cơ hội để người tiêu dùng trải nghiệm vải thiều đặc sản với hương vị tuyệt hảo.

Cụ thể, từ 15/6 đến hết 02/7 tới, người tiêu dùng tại TP. HCM sẽ có cơ hội mua và thưởng thức ba dòng vải đặc sản của Bắc Giang trực tiếp trên Lazada là vải U hồng, vải Thiều Lục Ngạn và vải Lai Sớm với độ tươi ngon, ngọt và hương thơm đặc trưng được đảm bảo.

hp-desk-1976x688-150kb-2084.jpg

Lazada phối hợp cùng tỉnh Đoàn Bắc Giang và FoodMap đưa vải thiều lên sàn TMĐT.

Theo Lazada, tất cả sản phẩm đều được thu mua từ vườn trực tiếp, sau đó qua quy trình lựa chọn và phân loại kỹ càng, bảo quản và đóng gói theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chỉ sau 2-4 giờ, hàng hóa sẽ được giao tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp hơn từ 25% đến 30% so với giá bán trên thị trường.

Đánh giá về sự hợp tác trên, ông Bùi Văn Hoàng – Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn Bắc Giang chia sẻ: "Chúng tôi rất vui mừng khi đồng hành cùng Lazada và Foodmap giới thiệu những hợp tác xã trồng vải theo đúng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với chất lượng tốt nhất đến với đông đảo người tiêu dùng trên cả nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam".

Theo ông Hoàng, Chương trình "Lục Ngạn Bắc Giang - Vải Chuẩn từ Tâm - Nâng Tầm Nông Sản" sẽ tạo ra những cơ hội phát triển lớn cho nông dân và các doanh nghiệp địa phương trong việc chuyển đổi số kinh doanh lên TMĐT.

Đồng thời, hoạt động này cũng góp phần phát huy tinh thần tiên phong, thích ứng, dám nghĩ dám làm của thanh niên trong việc quảng bá hình ảnh quả vải nói riêng và tham gia sức trẻ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Theo thông tin từ Phòng Xuất nhập khẩu (Sở Công Thương), năm 2022, đã có 7 sàn TMĐT tham gia tiêu thụ hàng nghìn tấn vải thiều của Bắc Giang.

Tới đầu tháng 6/2023, đã có ba sàn là Lazada, Sendo và Postmat đăng ký bán vải. Và dự kiến, sẽ tiếp tục có thêm những đơn vị lớn khác tham gia như: Alibaba.com, Shopee hay Tiki.vn...

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia