Dư địa hợp tác kinh tế Việt – Đức còn rất lớn

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng dư địa hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt – Đức rất lớn với nhiều nhân tố thuận lợi.

Chiếu tối 13/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cùng chủ trì Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Việt - Đức.

Tại hội nghị bàn tròn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong bối cảnh kinh tế một số nước trong khu vực giảm đà tăng trưởng, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Đức chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam bởi Việt Nam là một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn với nền tảng chính trị ổn định và môi trường kinh doanh thuận lợi.

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, 9 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà khởi sắc với tăng trưởng 8,83%. Không chỉ vậy, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện tích cực. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển đã đưa Việt Nam vào nhóm 20 quốc gia có thu hút FDI hàng đầu thế giới.

Thủ tướng đánh giá kết quả hợp tác kinh tế giữa hai bên đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đã mở đường cho hàng hóa ‘made in Vietnam’ ngày càng trở nên thông dụng ở Đức và ngược lại.

Về phía Đức, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận xét Việt Nam nằm trong mạng lưới giao thương, cung ứng nguyên liệu dồi dào của châu Á. Đồng thời kinh tế Việt Nam có sức đề kháng ấn tượng trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng. Thủ tướng Scholz đánh giá đây là điểm đến rất quan trọng với nhiều doanh nghiệp của Đức và châu Âu.

Thủ tướng Đức khẳng định kinh tế thế giới chỉ thành công khi các nước tận dụng được tất cả khả năng và tiềm năng sẵn có. Điều này đúng với Việt Nam bởi Việt Nam là một đất nước có nguồn nguyên vật liệu dồi dào, lao động có trình độ. Ông rất vui khi Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam có hiệu lực và khẳng định đây là cơ sở để kinh tế hai nước cùng phục hồi, phát triển, cùng tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong hợp tác kinh tế.

Quảng cáo
1411a20221114074547.jpg?rt=20221114074623 Bàn tròn Kinh tế Đức - Việt. Ảnh: Đức Tùng

Cũng theo Thủ tướng Đức, hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp Đức quan tâm và muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn kinh doanh tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng dành nhiều sự quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, nhiều chương trình dạy nghề của Việt Nam hiện đang được thực hiện theo mô hình của Đức và có nhận được sự hỗ trợ của phía doanh nghiệp Đức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ và các doanh nghiệp Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong hợp tác, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu và phát triển; xây dựng các chương trình hợp tác để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chuyển đổi số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời cho rằng dư địa hợp tác kinh tế giữa hai nước rất lớn với nhiều nhân tố thuận lợi.

"Chính phủ Việt Nam cam kết luôn chia sẻ, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Đức đầu tư kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam trên tinh thần hài hòa về lợi ích, chia sẻ khó khăn, rủi ro. Thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi," Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức đang đẩy mạnh nghiên cứu và dành nhiều nguồn lực để phát triển năng lượng tái tạo và Đức sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, để hai nước cùng thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa trong nửa cuối thế kỷ này, doanh nghiệp hai bên càng cần phải cùng hợp tác sâu rộng hơn để phát triển, trước tiên cần phối hợp chặt chẽ trong đào tạo nghề, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia