Đơn hàng khởi đầu giảm 25-27%, dệt may nỗ lực hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Dù đơn hàng trong quí 1 giảm 25-27% do sức mua của toàn cầu giảm, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 48 tỷ USD năm 2023, tăng cao hơn kỷ lục của năm 2022.

Xác định tình hình khó khăn của thị trường trong và ngoài nước vẫn còn tiếp diễn, ngay từ những ngày đầu năm 2023, các doanh nghiệp ngành dệt may đã và đang nỗ lực khắc phục các khó khăn, để đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao nhất, đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển.

Quyết tâm ngay từ đầu năm

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty May 10, năm 2022 dưới tác động của dịch bệnh, tình hình địa chính trị trên thế giới, thị trường tài chính nhiều biến động, lạm phát tăng, sức mua giảm… khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đơn hàng giảm từ 10-15%, giá thành sản phẩm giảm.

Tuy vậy, nhờ sự đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng uy tín trong chuỗi dệt may, khai thác tối đa thuận lợi do các hiệp định thương mại tự do, hay sự "chuyển mình" khi chấp nhận đơn hàng thời trang đòi hỏi chất lượng cao hơn, số lượng nhỏ lẻ hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn… doanh nghiệp đã có kết quả tích cực với doanh thu tăng 18,42% so với kế hoạch, tăng 27,93% so với năm 2021.

nganh-det-may-no-luc-huong-toi-muc-tieu-xuat-khau-48-ty-usd-nam-2023-20230103193920-9868.jpg Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty May 10

Xác định tình hình khó khăn của thị trường trong và ngoài nước vẫn còn tiếp diễn, để vượt qua khó khăn đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển, ngày từ những ngày đầu năm 2023, ông Thân Đức Việt đã phát động và kêu gọi toàn thể người lao động trong tổng công ty đồng lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn thách thức, thi đua hoàn thành xuất sắc mục tiêu, kế hoạch đề ra là doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, lợi nhuận 120 tỷ đồng, thu nhập bình quân 9,4 triệu đồng/người/ tháng.

“Bên cạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người lao động phát huy tính chủ động, sáng tạo, chúng tôi tiếp tục thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao, cũng như đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, phát triển các dòng sản phẩm mới phù hợp với năng lực sản xuất, tay nghề người lao động. Tập trung vào phát triển mẫu để tiếp cận các khách hàng trực tiếp; triệt để tiết kiệm trên tất cả mọi lĩnh vực, tại từng vị trí, trong từng hoạt động của Tổng công ty...”, ông Thân Đức Việt cho biết.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Thương mại TNG cho biết, dù đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2022, song nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số áp dụng trong quản lý chi phí cũng như quản lý năng suất lao động, nên dù các đợn vị khác khó khăn chồng chất khó khăn, cắt giảm đơn hàng, cắt giảm nhân sự, nhưng đơn vị này vẫn đạt 125% kế hoạch doanh thu của năm 2022.

nganh-det-may-no-luc-huong-toi-muc-tieu-xuat-khau-48-ty-usd-nam-2023-20230103194054-8664.jpg Bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Thương mại TNG
Quảng cáo

Trong năm 2023, doanh nghiệp này cho biết vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác về đầu tư máy móc thiết bị với chuyển đối số và đẩy mạnh quản trị phần mềm để quản trị chi phí đưa ra lợi nhuận cao nhất.

“Với những giải pháp đưa ra, chúng tôi không chỉ tập trung vào riêng thị trường Mỹ và châu Âu mà tập trung vào nhiều thị trường khác nên hiện các đơn hàng của chúng tôi vẫn đảm bảo cho 16 000 lao động đến hết quý 1/2023, thậm chí có những nhà máy đã có đơn hàng đến hết quý 2/2023”, bà Nguyễn Thị Phương thông tin.

Nỗ lực đạt mục tiêu cao nhất

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), đơn hàng trong quí 1/2023 giảm 25-27% do sức mua của toàn cầu giảm. Dù vậy ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng cao hơn mức đạt kỷ lục của năm 2022.

Cụ thể ngành đặt ra hai kịch bản tăng trưởng. Theo đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47 – 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 – 46 tỷ USD, tức vẫn cao hơn mức hơn 44 tỷ USD của năm 2022.

“Dù đơn hàng xuất của năm 2023 của ngành dệt may giảm khá sâu do ảnh hưởng bởi lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều sức ép từ nhiều thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, trong đó yêu cầu hàng dệt may phải tái chế được, có tính bền vững cao, quá trình sản xuất phải cắt giảm tối đa phát thải… Nhưng các doanh cũng đang nỗ lực khắc phục các khó khăn để đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao nhất”, Chủ tịch VITAS thông tin.

don-hang-sut-giam-doanh-nghiep-det-may-lam-vao-the-kho-20221128164528-8831.jpg Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS)

Điều đáng nói là, ngành dệt may việt Nam đã và đang thúc đẩy giảm nhập khẩu, tăng nội địa hóa nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong nước để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới.

“Nếu các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế từ các Hiệp định Thương mại lớn như CPTPP, EVFTA, đa dạng thêm thị trường… thì lợi thế cho ngành dệt may cũng không nhỏ”, ông Giang kỳ vọng.

Để thực hiện thành công mục tiêu trong năm 2023, Hiệp hội tiếp tục thực hiện tốt vai trò kết nối các doanh nghiệp trong nước cũng như với các doanh nghiệp FDI hình thành chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu; phối hợp với các tổ chức quốc tế lớn uy tín triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị, chuyển đổi xanh, công nghệ mới, thiết kế, xây dựng thương hiệu…

Bên cạnh đó, Hiệp hội thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt giao lưu, quảng bá hình ảnh; truyền tải kịp thời thông tin về ngành, kinh tế - xã hội trong nước và thế giới đến các hội viên.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia