Doanh nghiệp rục rịch thay nhân sự cấp cao trước mùa đại hội đồng cổ đông

Từ các “ông lớn” bất động sản như Novaland, FLC đến một loạt công ty chứng khoán như VIX, ACBS, TVB, ORS hay các ngân hàng như LienVietPostBank, Eximbank,... đều có những biến động nhân sự cấp cao trước khi bước vào mùa đại hội cổ đông thường niên 2023.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc thay đổi nhân sự cấp cao tại nhiều doanh nghiệp đã diễn ra từ cuối năm 2022, đầu năm 2023. Tuy nhiên, càng gần đến cao điểm của mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, biến động nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp càng rõ nét hơn.

Ngân hàng rục rịch thay lãnh đạo từ đầu năm

Tại cuộc họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) tháng 3/2023 mới đây, HĐQT LienVietPostBank (LPB) quyết định chấp nhận đơn từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của ông Phạm Doãn Sơn vì nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, HĐQT LienVietPostBank quyết định giao ông Hồ Nam Tiến, Phó Tổng giám đốc thường trực đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc ngân hàng.

Trước khi được bổ nhiệm, ông Tiến từng đảm nhận vị trí Phó Tổng giám đốc LienVietPostBank từ tháng 8/2010, tham gia quản lý chuyên sâu, phụ trách nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau tại LienVietPostBank.

Giữa tháng 2/2023, tại ĐHĐCĐ bất thường 2023 lần 2, Eximbank (EIB) đã bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2022 - 2025) sau khi một số thành viên có đơn từ nhiệm. Theo đó, bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang Dũng đã được bầu là Thành viên HĐQT của Eximbank và ông Trần Anh Thắng được bầu là Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ VII (2020 – 2025). Đến ngày 27/2, bà Loan và ông Dũng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Eximbank.

Trước đó, HĐQT ABBank (ABB) cũng công bố quyết định giao bà Lê Thị Bích Phượng đảm nhận nhiệm vụ quyền Tổng Giám đốc, thay ông Nguyễn Mạnh Quân kể từ ngày 30/1/2023. Ông Quân sẽ tiếp tục tham gia công tác điều hành ở vị trí Phó Tổng giám đốc thường trực ABBank. Trước khi được bổ nhiệm, bà Lê Thị Bích Phượng có gần hai tháng đảm nhận vị trí Phó Tổng giám đốc ABBank.

Cũng vào cuối 1, tại kỳ họp ĐHĐCĐ bất thường, Vietcombank (VCB) đã bầu ông Nguyễn Thanh Tùng làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023. Cùng ngày, ông Tùng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc ngân hàng từ ngày 30/1/2023.

Ông Nguyễn Thanh Tùng có 26 năm gắn bó với Vietcombank, từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác quan trọng của Vietcombank; từ tháng 8/2021 đến trước khi được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc, ông Tùng là Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành của Vietcombank.

Còn tại ACB, vào giữa tháng 1/2023, HĐQT ngân hàng đã có quyết định bổ nhiệm ông Ngô Tấn Long giữ chức Phó Tổng giám đốc, phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp (thời hạn bổ nhiệm là 1 năm kể từ ngày 12/1/2023) và tái bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Nguyện giữ chức Phó tổng giám đốc (thời hạn bổ nhiệm là 3 năm, từ 15/1/2023-14/1/2026).

Đáng chú ý, không phải đến đầu năm 2023 mà ngay từ cuối năm 2022, ghế lãnh đạo tại nhiều ngân hàng đã bắt đầu có sự thay đổi. Có thể kể, tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 9/12/2022, HĐQT mới của Nam Á Bank đã bầu ông Trần Ngô Phúc Vũ vào vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Vũ từng là Phó chủ tịch thường trực HĐQT Nam Á Bank từ năm 2019. Trước đó nữa, ông từng ngồi ghế Tổng giám đốc của ngân hàng này.

Cùng thời điểm này, HĐQT LienVietPostBank đã thông qua đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Huỳnh Ngọc Huy theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời, thống nhất bầu ông Nguyễn Đức Thụy, Phó Chủ tịch HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 9/12/2022.

Hay tại SeABank, đầu năm 2023, HĐQT ngân hàng đã bổ nhiệm ông Loic Faussier, quốc tịch Pháp, giữ chức Tổng Giám đốc từ ngày 3/1/2023, trong thời hạn hai năm. Trước khi được bổ nhiệm, ông Loic Faussier là Phó Tổng giám đốc cao cấp phụ trách điều hành hoạt động từ tháng 7/2022 và từng là Thành viên độc lập HĐQT của SeABank nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Quảng cáo

Như vậy, sau những biến động nhân sự cấp cao vào cuối năm 2022, đầu năm 2023, dự kiến tại mùa họp ĐHĐCĐ thường niên tới đây đội ngũ lãnh đạo tại các ngân hàng sẽ tiếp tục có những sự thay đổi.

Nhiều công ty chứng khoán biến động nhân sự cấp cao

Tương tự các ngân hàng, từ sau Tết Quý Mão 2023, các vị trí cấp cao tại các công ty chứng khoán cũng ghi nhận nhiều biến động, đặc biệt là cận kề mùa ĐHĐCĐ 2023.

Mới nhất, ngày 16/3, Chứng khoán Tiên Phong (ORS) công bố đơn từ nhiệm của ông Trần Sơn Hải, Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 vì lý do cá nhân. Đồng thời, ORS cũng công bố đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên Ban kiểm soát của bà Trần Thanh Hương.

Trước đó, ngày 28/2, Chứng khoán Trí Việt (TVB) thông báo nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Bùi Minh Tuấn, Thành viên HĐQT công ty. Cùng ngày, ông Bùi Minh Tuấn cũng có đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (TVC), công ty mẹ của TVB.

Chứng khoán HD (HDS) ngày 10/2 cũng công bố nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT của bà Nguyễn Đoàn Duy Ái do vấn đề sức khoẻ cá nhân dẫn đến không thể đảm trách công việc.

Cùng ngày, CTCP Chứng khoán VIX (VIX) thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Tuấn Dũng, Thành viên HĐQT giữ chức vụ Phụ trách HĐQT công ty. Đồng thời, miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của bà Nguyễn Thị Tuyết theo đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân, ngày bắt đầu có hiệu lực 10/2.

Trước đó một ngày, Chứng khoán Thủ Đô công bố bổ nhiệm bà Giáp Thị Phương, Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty theo thời hạn còn lại của nhiệm kỳ HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2024. Công ty cũng quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Bùi Minh Kết theo quyết định của HĐQT, ông Kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của Thành viên HĐQT.

Còn tại Chứng khoán Thiên Việt (TVS), ngày 8/2, công ty thông báo bổ nhiệm bà Bùi Thị Trang giữ chức vụ Người phụ trách quản trị công ty thay cho bà Trần Thị Hồng Nhung, do bà Nhung chuyển công tác.

Chứng khoán ACB một ngày trước đó thông báo bổ nhiệm ông Võ Văn Vân giữ chức danh Phó Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng Khối Tài chính kể từ ngày 6/2 đến ngày 5/2/2024. Hay tại Chứng khoán Everest (EVS), từ ngày 1/2, ông Lê Minh Khuê, Giám đốc Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc…

Ngoài nhóm ngân hàng và công ty chứng khoán chứng kiến nhiều thay đổi nhân sự cấp cao, một nhóm ngành khác là bất động sản cũng bắt đầu rục rịch đổi mới các vị trí lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là sau năm 2022 nhiều biến động.

Mới đây nhất, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) công bố nghị quyết của HĐQT về việc bổ nhiệm ông Dennis Ng Teck Yow giữ chức vụ Tổng Giám đốc thay cho ông Nguyễn Ngọc Huyên. Trước khi được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc Novaland, ông Dennis Ng Teck Yow là Tổng giám đốc của Gamuda Land Việt Nam, thuộc tập đoàn Gamuda, Malaysia.

Hồi đầu tháng 3, một doanh nghiệp bất động sản khác là Tập đoàn FLC cũng công bố nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Lê Tiến Dũng giữ cương vị Tổng giám đốc tập đoàn.

Tập đoàn FLC cũng bổ nhiệm bà Trần Thị Hương giữ chức Phó Tổng giám đốc thường trực từ ngày 2/3/2023. Trước đó, hai phó tổng giám đốc của Tập đoàn FLC đã xin từ nhiệm là Đàm Ngọc Bích và Lê Thị Trúc Quỳnh.

Hay tại CTCP Kosy, HĐQT doanh nghiệp này cũng thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách Thủy điện với ông Nguyễn Đức Doanh vì lý do cá nhân. Trước đó, hôm 6/3, Kosy cũng miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính - ông Nguyễn Tiến Nam với lý do tương tự.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội tạm dừng đào đường từ ngày 22/1

Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu, từ ngày 22/1, tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn.

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và duy trì triển vọng tích cực Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chuyên gia của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản nhà ở năm 2025 sẽ có bước phát triển. Chung cư vẫn dẫn dắt thị trường, giá căn hộ sẽ tiếp tục tăng từ 7-10% so với năm 2024.

Giá bán chung cư cũ Hà Nội tăng cao chưa từng thấy Gần 10.000 căn hộ chung cư có giá từ 80 triệu đồng/m2 đổ bộ vào thị trường trong năm 2024

Metro số 1 "lăn bánh", cơ hội cho bất động sản từ khu vực ít ai ngờ tới

Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức lăn bánh cuối tháng 12/2024 sau hơn 10 năm chờ đợi được xem là “cú hích” cho thị trường bất động sản dọc tuyến hạ tầng này. Tâm lý “bao xa không bằng bao lâu” của người mua nhà Tp.HCM cùng tiềm năng tăng giá

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức hoạt động "đẩy" giá căn hộ chung cư dọc tuyến tăng nóng 35 - 70%, cao vượt trội so với thị trường

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản (BĐS) tăng mạnh trong năm 2024, bất động sản công nghiệp và hậu cần duy trì triển vọng tích cực. Nhu cầu về nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tăng nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử và dòng vốn FDI.

Tân Hoàng Minh đề xuất xây khu du lịch nghỉ dưỡng rộng 1.655ha ở Quảng Bình

Đề xuất được Công ty TNHH thương mại dịch vụ và khách sạn Tân Hoàng Minh đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình khi đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh chiều ngày 15/1/2025.

Triển vọng sáng của Nhà ở xã hội trong năm 2025 Giá chung cư mới ở Hà Nội cao gấp 3 - 5 lần so với thu nhập của người dân, thiết lập mức tăng kỷ lục trong vòng 8 năm

Triển vọng sáng của Nhà ở xã hội trong năm 2025

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp việc các địa phương ráo riết vào cuộc cũng như sự “mở cửa” của hàng loạt chính sách mới hứa hẹn sẽ mở ra nhiều triển vọng tích cực cho thị trường nhà ở xã hội trong năm 2025.

Long An tìm nhà đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 7.640 tỷ đồng ở Đức Hòa Dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của ngân hàng

Hà Nội cho phép gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ngày 14/1 đã ký ban hành Quyết định số 241/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam điều chỉnh tên người sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng 68.382,9 m2 (hơn 6,8 ha) đất tại 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình để thực hiện dự án Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa.

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ bất động sản, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế...

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM Thủ tướng chỉ đạo “nóng” xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Thủ tướng chỉ đạo “nóng” xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Trong công điện số 03/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

Giá vàng thế giới quay đầu giảm, mất ngưỡng cao nhất gần 3 tuần Một quận nội thành của Hà Nội được duyệt đấu giá 11 lô “đất vàng” trong năm 2025