DKRA: Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng không có thanh khoản

Nguyên nhân của tình trạng mất thanh khoản chủ yếu do những tồn đọng chưa được giải quyết triệt để (như pháp lý dự án, tiến độ thi công,…). Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn cũng khiến thanh khoản gặp khó.

Thông tin trên được DKRA cho biết tại Báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận vừa được phát hành.

Theo đó, tại báo cáo trên, đề cập đến tình hình hoạt động của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và vùng phụ cận trong quý đầu tiên của năm 2024, DKRA cho biết, thị trường gần như mất thanh khoản, không ghi nhận phát sinh giao dịch.

Cụ thể, trong quý I vừa qua, phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng đón nhận nguồn cung sơ cấp tiếp tục xu hướng giảm, xấp xỉ 5% so với cùng kỳ và tập trung chủ yếu ở những dự án cũ.

3 tháng đầu năm, thị trường chỉ đón nhận nguồn cung sơ cấp tại 9 dự án (không có dự án mới) với 234 căn và không ghi nhận lượng tiêu thụ trong quý.

Mặt bằng giá bán sơ cấp không biến động so với cùng kỳ năm trước và vẫn neo ở mức cao. Tuy nhiên, các chính sách chia sẻ lợi nhuận/doanh thu, ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi suất,… vẫn tiếp tục được áp dụng rộng rãi nhằm tăng thanh khoản.

da-nang-220240419090857-1783.png
Quảng cáo

Ảnh minh họa

Tương tự, phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng trong quý I vừa qua đón nhận nguồn cung sơ cấp ở mức thấp và chủ yếu đến từ dự án cũ.

Mặt bằng giá bán sơ cấp duy trì ổn định và không có nhiều biến động so với cùng kỳ, mức giá chào bán hiện tại dao động từ 7.1 - 16.3 tỷ đồng/căn. Riêng thị trường thứ cấp tiếp tục ảm đạm, không ghi nhận phát sinh giao dịch.

Đối với phân khúc Condotel, nguồn cung mới tăng nhẹ 2% với cùng kỳ lên 677 căn đến từ 8 dự án cũ. Quảng Nam và Đà Nẵng tiếp tục là những địa phương dẫn dắt thị trường khi chiếm đến 93% tổng nguồn cung sơ cấp trong quý. Sức cầu thị trường ở mức thấp, thanh khoản chững lại và không ghi nhận phát sinh giao dịch trong quý.

Theo DKRA, trong quý đầu tiên của năm nay, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng và vùng phụ cận gần như mất thanh khoản, không ghi nhận phát sinh giao dịch trong quý nguyên nhân chủ yếu do những tồn đọng chưa được giải quyết triệt để (như pháp lý dự án, tiến độ thi công,…). Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho là sản phẩm cao cấp giá trị lớn cũng khiến thanh khoản gặp khó.

Ngoài ra, niềm tin của khách hàng chưa quay trở lại, nhiều nhà đầu tư quay lưng với thị trường do lo ngại pháp lý và hiệu quả khai thác thu hồi lợi nhuận khi hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều khó khăn.

“Dự báo, xu hướng “đóng băng” vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn, cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn và các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Thanh khoản thị trường dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn và khó có những đột biến trong ngắn hạn khi nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ cũng cũng như niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn ở mức thấp”, báo cáo nêu.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia