ĐIỂM HẸN TRÚ BÃO

Tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp khó lường, nhưng Việt Nam đã đứng vững.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ĐIỂM HẸN TRÚ BÃO

Năm 2023, bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt những thành tựu ấn tượng: tăng trưởng GDP với mức tăng 5,05%, dự trữ ngoại hối trên 100 tỷ USD, xuất siêu khoảng 26 tỷ USD, thu hút vốn FDI, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục, số doanh nghiệp thành lập mới kỷ lục, kiểm soát lạm phát, thu ngân sách vượt dự toán… Việt Nam đang trở thành một địa điểm an toàn trong “cơn bão” kinh tế quét qua toàn cầu.

BỨC TRANH MÀU SÁNG

Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận là quốc gia đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; tiếp tục là điểm sáng của kinh tế toàn cầu; đạt và vượt 10/15 chỉ tiêu.

Tăng trưởng GDP dù không đạt được mức Quốc hội thông qua, nhưng với 5,05%, là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, giúp nền kinh tế nước ta vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Khu vực nông nghiệp là điểm sáng và tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với mức tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp cao nhất trong nhiều năm; khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động, khu vực công nghiệp và xây dựng từng bước phục hồi.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 683 tỷ USD, xuất siêu khoảng 26 tỷ USD, trong đó xuất khẩu nông sản, nhất là các mặt hàng rau quả và gạo lập đỉnh mới với nhiều con số kỷ lục. Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngành nông nghiệp đã vượt cơn gió ngược và trở thành điểm sáng trong khu vực, thu được nhiều kết quả đáng trân trọng góp phần ổn định đời sống người dân.

“Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp là mặt hàng rau quả, với con số kỷ lục 5,6 tỷ USD, cao gấp rưỡi so với kỷ lục vào năm 2018 là 3,81 tỷ USD. Bên cạnh đó, sầu riêng vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1, với kim ngạch hơn 2 tỷ USD trong năm 2023”, Thủ tướng nói, đồng thời ghi nhận, đánh giá cao đóng góp của toàn ngành; đời sống bà con được nâng lên rõ rệt, đồng bào càng thêm vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta và dự báo Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới. Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định". Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

Với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương (VIFTA) với Israel, đến nay, Việt Nam đã ký và tham gia 16 Hiệp định thương mại (FTA), đang tiếp tục đàm phán 3 FTA nữa là Việt Nam-EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein), ASEAN-Canada, và Việt Nam-UAE.

Tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân vốn FDI cao kỷ lục. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, điều này khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, ban hành chính sách tài khoá, tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đã được thực thi hiệu quả. Các yếu tố này đã tác động tích cực đến các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đến đầu tư mới, cũng như mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam.

thu-tuong-anh2-6352.jpeg
Thủ tướng Chính phủ tại cuộc gặp doanh nghiệp Nhật Bản tháng 12/2023 (Nguồn VGP)

"Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong cơn bão kinh tế hiện nay trên thế giới, xét về mọi mặt khác nhau", Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp lớn tại Tokyo (Nhật Bản) diễn ra vào ngày 16/12/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp khó lường, nhưng Việt Nam đã đứng vững với nội lực và sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác toàn cầu.

Theo Thủ tướng, Việt Nam chọn tăng trưởng nhưng vẫn kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thị trường lao động cân bằng, đủ năng lượng cho sản xuất, kinh doanh. Các cân đối lớn như nợ công, nợ Chính phủ và nước ngoài được kiểm soát, tạo lòng tin, an tâm cho các nhà đầu tư. "Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong cơn bão kinh tế hiện nay trên thế giới", Thủ tướng nói.

"Tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp khó lường, nhưng Việt Nam đã đứng vững với nội lực và sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác toàn cầu”, Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thống kê của Công ty chứng khoán MBS cho biết, hầu hết dự báo của các tổ chức quốc tế cho rằng, kinh tế thế giới đã qua giai đoạn khó khăn nhất song tác động của chu kỳ thắt chặt tiền tệ, bất ổn định chính trị, chính sách bảo hộ Thương mại vẫn sẽ phủ bóng lên triển vọng năm 2024. Kinh tế thế giới năm 2024 dự báo sẽ tăng trưởng trong khoảng 2,6-2,7%, thấp hơn mức 2,9% của năm 2023.

muc-tieu-kinh-te-viet-nam-den-2030-825.png
Mục tiêu kinh tế Việt Nam đến 2030 (Nguồn Mirae Asset Việt Nam, GSO và kế hoạch của Quốc hội).
diem-hen-tru-bao-a6-6355.png

NỀN TẢNG BỀN VỮNG

Năm 2023, Việt Nam cũng ghi nhận số doanh nghiệp mới thành lập cao kỷ lục, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022 và tăng 4,6% so với ước thực hiện cả năm. Bên cạnh đó còn có 58.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2023 lên 217.700 doanh nghiệp, tăng 4,5% so với năm 2022.

votrithanh-1247.jpg
Chuyên gia Kinh tế, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh

“Các lĩnh vực quan trọng, chiến lược cần tiếp tục làm, quan trọng hơn là bắt tay vào thực hiện quyết liệt. Và thời gian để thực hiện gắn với chuyển đổi nền tảng này không còn nhiều”, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành.

Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho biết, kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập mới là kết quả từ nỗ lực rất lớn của nhiều bên. "Trong quý đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký giảm 2% so cùng kỳ, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cũng rất cao, rất đáng lo ngại. Các quý tiếp theo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đặc biệt là các chính sách tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, nên lượng doanh nghiệp mới và số doanh nghiệp quay lại thị trường đã tăng trở lại, tạo nên con số kỷ lục của cả năm", ông Thành nói.

"Chính phủ đã nỗ lực xử lý hàng loạt vấn đề về thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, trái phiếu doanh nghiệp hay thị trường bất động sản. Kết quả là tỷ giá hiện đã khá ổn định, dự trữ ngoại hối tương đối tốt, lãi suất huy động và lãi vay đã giảm… Có thể nói giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đã qua", vị chuyên gia phân tích thêm.

Nhận xét về tăng trưởng GDP năm 2023, ông Thành cho biết, đây là mức tăng trưởng thể hiện nỗ lực về mặt chính sách, doanh nghiệp vượt qua thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng năm nay, để đạt được mục tiêu 5 năm tăng trưởng 6% là vô cùng thách thức. Lớn hơn thách thức này là câu chuyện năng suất lao động khi tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam, đặc biệt ở vùng kinh tế trọng điểm thấp hơn so với mục tiêu và có xu hướng giảm.

diem-hen-tru-bao-a5-379.png

Bên cạnh việc vượt khó, tận dụng cơ hội bên ngoài, những khía cạnh thuận lợi hơn xuất hiện, Chính phủ tiếp tục chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, quan trọng tạo nền tảng cho phát triển bền vững hơn.

“Chúng ta đã và đang làm như tạo lập khuôn khổ pháp lý, môi trường đầu tư kinh doanh, hạ tầng gắn với việc hoàn chỉnh thông qua quy hoạch, xây dựng quy chế đặc thù, những chiến lược, chính sách bắt nhịp xu hướng hiện nay như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Tận dụng môi trường bên ngoài thuận lợi gắn với sự chuyển dịch chuỗi cung ứng. Các lĩnh vực quan trọng, chiến lược cần tiếp tục làm, quan trọng hơn là bắt tay vào thực hiện quyết liệt. Và thời gian để thực hiện gắn với chuyển đổi nền tảng này không còn nhiều. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng thách đố rất nhiều ở mục tiêu 5 năm”, ông Thành nhấn mạnh.

Dự báo về tăng trưởng năm 2024, chuyên gia Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt trội vào năm 2024, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của nhu cầu trong nước và toàn cầu, xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ vừa phải và đầu tư mạnh mẽ từ vốn nhà nước và dòng vốn FDI. Đầu tư công được đánh giá là động lực tăng trưởng chính để duy trì tốc độ tăng GDP và với dư địa tài khoá dồi dào, Chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư công.

Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE