Đại biểu Quốc hội lo ngại nguy cơ rửa tiền rất lớn từ thị trường tiền ảo

Nêu thực tế hiện nay có nhiều thỏa thuận ngầm liên quan đến tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần luật hoá các quy định về các loại tiền mã hoá này để phòng, chống rửa tiền.

Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi). Đây là dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp. Trước đó, dự án luật đã được Quốc hội thảo luận tại tổ và đã có 107 lượt ý kiến phát biểu tại 19 tổ.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu tiếp tục tập trung phân tích, làm rõ về sự cần thiết sửa đổi luật; về quan điểm, mục tiêu xây dựng luật và những nội dung chính của dự án luật, đặc biệt là về nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo tại Việt Nam.

ĐANG ĐIỀU TRA VỤ ÁN RỬA TIỀN NHIỀU NGHÌN TỶ ĐỒNG

Đại biểu Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan này đang điều tra vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỷ đồng.

"Đối tượng chủ mưu, tổ chức các hoạt động phạm tội này là người nước ngoài, thuê rất nhiều người nước khác, trong đó có người Việt Nam, trụ sở, địa điểm tổ chức thực hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài. Và công cụ, phương tiện, thiết bị phạm tội cũng ở nước ngoài. Phương thức phạm tội rất tinh vi. Sau khi nhận tiền của người bị hại thì chia nhỏ gửi qua nhiều tài khoản, sau đó chụm vào một tài khoản ảo rồi rút ra tiền mặt", ông Trung thông tin.

Từ dẫn chứng trên, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị cần phải đảm bảo tính chính danh khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản vì qua thực tiễn công tác phòng chống tội phạm nói chung, hoạt động phòng chống rửa tiền nói riêng của Công an TP.Hà Nội thời gian qua nổi lên hoạt động liên quan đến sử dụng thông tin, giấy tờ giả để mở tài khoản, thuê người khác mở tài khoản sau đó bán lại tài khoản cho các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích của hành vi này là che giấu thông tin về tài sản của cá nhân, tổ chức chủ sở hữu tài sản gây khó khăn, tránh né phát hiện các cơ quan quản lý nhà nước. Ông Trung nhận định đây là vấn đề rất quan trọng, nếu nhận diện rõ đối tượng thực hiện quản lý, sử dụng tài khoản sẽ góp phần triệt tiêu việc giả mạo thông tin tài khoản.

Theo vị đại biểu, cần có cơ chế phối hợp, đối chiếu thông tin tài khoản ngân hàng, tài khoản trên nền tảng trung gian nước ngoài khi đăng ký mở tài khoản trên cơ sở dữ liệu dân cư để phòng tránh tài khoản giả.

Khi tổ chức cung cấp tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử giao dịch điện tử phải có đầy đủ đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện nhận diện và xác thực thông tin người dùng.

Cùng với đó, cần đưa hành vi mua bán tài khoản, sử dụng thông tin hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản vào diện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 dự thảo luật này để tạo cơ sở, căn cứ pháp lý, chế tài xử lý đối với hoạt động trên, từ đó tạo sự răn đe với các cá nhân và tổ chức khác.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị cần bổ sung thêm một điều luật quy định riêng về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng, chống rửa tiền. Đồng thời cần phải có cơ chế sớm hơn, nhanh hơn để trì hoãn giao dịch phong tỏa tài khoản đối với các giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu phạm tội.

Đồng thời, cần có quy định về tiền ảo, dịch vụ công nghệ tài chính... Đối với nội dung này, dù không thừa nhận tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số nhưng thực tế hiện nay đã có thỏa thuận ngầm, hoạt động rất sôi động. Qua phương thức hoạt động có thể thấy phần lớn việc lừa đảo đều thông qua tiền ảo rồi rửa tiền.

Ông Trung cũng nhấn mạnh cần phải có cơ chế sớm hơn, nhanh hơn để trì hoãn giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu phạm tội, bởi lẽ các phương thức của các đối tượng là làm trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất.

dai-bieu-quoc-hoi-lo-ngai-nguy-co-rua-tien-rat-lon-tu-thi-truong-tien-ao-20221101174404-7275.jpg Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) - Ảnh: Quốc hội
Quảng cáo

Cùng cho ý kiến về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) đề nghị ban soạn thảo cần xem xét bổ sung một số hình thức đối tượng cụ thể trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội và kênh khác nhau để tội phạm rửa tiền lợi dụng rửa tiền không hợp pháp thành tiền hợp pháp. Đặc biệt khi tiền ảo, tài sản số đã được một số quốc gia công nhận thì tại Việt Nam gần đây đã xuất hiện cái hình thức mua bán Bitcoin. Vì thế, nếu không quy định cụ thể thì sẽ tạo kẽ hở cho tội phạm rửa tiền, chuyển tiền lợi dụng.

Bà Thủy cho biết, từ năm 2017, Bộ Tư pháp đã đề cập vấn đề về tiền ảo, tài sản ảo có nguy cơ bị lạm dụng để thực hiện các hoạt động phi pháp, trong đó có rửa tiền và tài trợ khủng bố. Việt Nam cũng đã đẩy mạnh việc giám sát việc thực thi các quy định về phòng, chống tiền rửa tiền đối với khu vực tư nhân, đặc biệt là các lĩnh vực mới nổi mà tội phạm có khả năng sử dụng để thực hiện các hành vi rửa tiền.

Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh và quản lý. Do đó, để dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền bao quát các hoạt động mới phát sinh, đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị ban soạn thảo xem xét, nghiên cứu bổ sung dẫn chiếu các quy định của các nước đã công nhận về các loại hình này. Luật quy định rõ hình thức quy định thống nhất, thế không thống nhất ở mức độ nào.

Còn đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) cho rằng, dự thảo luật còn có khá nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, chưa minh bạch, còn mang nặng tính định tính. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng quy định của luật sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, lúng túng, không thống nhất cho quá trình áp dụng và thiếu tính khả thi trong thực tiễn thi hành.

VÌ SAO TIỀN ẢO, TÀI SẢN ẢO VẪN NẰM NGOÀI DỰ THẢO LUẬT?

Sau khi lắng nghe ý kiến các đại biểu nêu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nói sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, thảo luận của các đại biểu.

Bà khẳng định, các đối tượng phải báo cáo giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh trong dự thảo luật được kế thừa từ Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 và bổ sung những đối tượng đang được quy định các văn bản dưới luật.

dai-bieu-quoc-hoi-lo-ngai-nguy-co-rua-tien-rat-lon-tu-thi-truong-tien-ao-20221101174357-9893.jpg Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng - Ảnh: Quốc hội

Về ý kiến của một số đại biểu đề nghị bổ sung trong dự thảo luật này là các công ty cung cấp dịch vụ tài sản ảo hay kinh doanh tài chính tiền tệ trên nền tảng về công nghệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong quá trình xây dựng, cơ quan soạn thảo đã đưa các hoạt động này vào trong dự thảo luật, nhưng trong quá trình tham vấn ý kiến qua nhiều vòng, các ý kiến cho rằng các hoạt động này chưa được quy định trong các văn bản quy định pháp luật hiện hành vì vậy chưa nên đưa vào dự thảo luật.

Do đó, dự thảo luật đã điều chỉnh lại theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền (gồm tiền ảo, tài sản ảo, đấu giá tài sản, vật có giá trị lớn...), sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm liên quan đến các dấu hiệu đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ, Thống đốc NHNN cho rằng, dấu hiệu đáng ngờ chủ yếu là mang tính định tính.

Bà Hồng cho biết, cơ quan soạn thảo tổng hợp từ kinh nghiệm mang tính phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và có cân nhắc những đặc thù về các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm của Việt Nam.

"Do dấu hiệu giao dịch đáng ngờ là định tính và chỉ là bước khởi đầu phát hiện ra có dấu hiệu đáng ngờ, là dấu hiệu cảnh báo ban đầu, sau đó các đối tượng báo cáo, các chủ thể báo cáo sẽ gửi NHNN tiếp nhận thông tin để phân tích, xử lý", bà Hồng giải thích.

Ngoài các nội dung trên, Thống đốc NHNN cũng giải trình về nhóm vấn đề liên quan đến các trì hoãn giao dịch. Theo đó, để tránh lạm dụng với ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân dự thảo luật đã quy định thời hạn trì hoãn không quá 3 ngày kể từ ngày thực hiện và đối tượng báo cáo được miễn trách nhiệm pháp lý nếu thực hiện theo đúng các quy định của luật.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ thông qua dự Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) vào cuối kỳ họp thứ 4.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia