Giao dịch nhiều tần suất lớn có thể vào diện chống rửa tiền?

Có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, giao dịch số lượng nhiều, tần suất lớn trong thời gian ngắn, dù giá trị không lớn vẫn cần phải báo cáo về hoạt động rửa tiền.

Trước phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào sáng nay (1/11), ngày 31/10 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu Quốc hội về dự án Luật này.

Trước đó, thảo luận tại tổ ngày 24/10, nhiều đại biểu lo ngại nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo tại Việt Nam rất lớn và đề nghị cân nhắc điều chỉnh tại dự thảo luật nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố trong lĩnh vực này.

Nêu thực tế, nhiều người tham gia vào các hoạt động của các sàn tiền ảo, đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ để tạo hành lang pháp lý kiểm soát hành vi có thể lợi dụng thông qua rửa tiền để tài trợ khủng bố, chuyển đổi tiền thu được bằng các hoạt động bất hợp pháp thành tiền séc hoặc chuyển qua các tài khoản thông qua mua bán, trao đổi tiền ảo, nhất là các đối tượng có yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nếu đưa quy định về tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền thì đã thừa nhận các loại hình này trong khi chưa có khuôn khổ pháp lý. Với những hành vi mới phát sinh, Điều 16 dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành nghị định để xử lý vấn đề mới phát sinh.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung hành vi rửa tiền qua công nghệ sử dụng tiền ảo, tiền điện tử, tài sản ảo là một tội danh, chứ không phải tình tiết tăng nặng như quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nghiên cứu bổ sung điều khoản quy định về tịch thu các tài sản ảo, tiền ảo theo chuẩn mực quốc tế, để có thêm tính răn đe, ngăn ngừa và xử lý hành vi rửa tiền bất hợp pháp.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cũng cần xây dựng hệ thống cơ sở quản trị, đánh giá mức độ cảnh báo có dấu hiệu liên quan tới hành vi rửa tiền qua mức độ giao dịch hoặc các giao dịch liên quan tới tiền ảo.

Giải trình, Ngân hàng Nhà nước cho hay, quá trình xây dựng luật để đáp ứng khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính và đánh giá của Nhóm đánh giá châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền tại báo cáo đánh giá đa phương, đồng thời từ thực tiễn nhu cầu quản lý nhà nước về phòng chống rửa tiền, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất bổ sung đối tượng báo cáo mới là tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản ảo, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và cho vay dựa trên nền tảng công nghệ…

Quảng cáo

Tuy nhiên, sau khi tổng hợp ý kiến các cơ quan, tổ chức và đánh giá tính khả thi trong điều kiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động này, đồng thời để đảm bảo quy định luật có tính bao quát các hoạt động phát sinh trong tương lai, dự thảo luật được điều chỉnh lại theo hướng giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo ngoài các hoạt động cụ thể được nêu trong luật.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, dự thảo luật quy định Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thảo luận tại tổ, có ý kiến cũng đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề tiền ảo, để có phương án tiếp cận linh hoạt, thận trọng. Giải trình, Ngân hàng Nhà nước cho hay, năm 2017 Thủ tướng ban hành Quyết định 1255 phê duyệt đề án “Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo”.

Theo đó, Bộ Tư pháp được giao chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng về tiên ảo và lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tiền ảo, tài sản ảo. Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nhiệm vụ “xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiền ảo, tài sản ảo” và tiền khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giao dịch của các sàn giao dịch tài sản ảo, tiền ảo.

Liên quan đến một số ý kiến khác về lượng hoá tối đa các mức độ rửa tiền, theo Ngân hàng Nhà nước, dự luật hiện đã lượng hoá tối đa các tiêu chí, gồm mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng; các giao dịch phải thực hiện nhận biết khách hàng với nhóm tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính, mức giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, quốc tế phải báo cáo.

Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định liên quan tới kiểm soát khách hàng giao dịch không qua ngân hàng, bởi thực tế nhiều giao dịch dùng tiền mặt để trao đổi để tránh bị thu thuế (giao dịch mua nhà, mua bất động sản…), Ngân hàng Nhà nước giải thích, việc kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống rửa tiền. Thay vào đó các giao dịch không dùng tiền mặt được rà soát, nghiên cứu, quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Kinh doanh bất động sản…

Về giám sát giao dịch đặc biệt, quá trình thảo luận đại biểu Quốc hội đề nghị không chỉ các giao dịch có giá trị lớn, bất thường hoặc phức tạp, mà giao dịch số lượng nhiều, tần suất lớn trong thời gian ngắn, dù giá trị không lớn vẫn cần phải báo cáo về hoạt động rửa tiền.

Theo cơ quan soạn thảo, Điều 20 của dự thảo luật chỉ đề cập tới giám sát đặc biệt một số giao dịch, trong đó có giao dịch giá trị lớn, phức tạp. Với giao dịch số lượng nhiều, hoặc với tần suất lớn trong thời gian ngắn, giá trị không cao thuộc một trong các dấu hiệu đáng ngờ được quy định tại Điều 28, tức là khi phát sinh, đối tượng báo cáo cần thu thập, phân tích thông tin thêm để xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ

Chính sách tăng thuế thương mại của ông Trump có thể tác động lên các nền kinh tế xuất khẩu như Việt Nam, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến lĩnh vực ngân hàng qua bốn yếu tố: tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, và lợi nhuận trước thuế.

Đồng USD lên cao nhất 4 tháng, Bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD: Hàng loạt tài sản thăng hoa chưa từng có sau khi ông Trump giành chiến thắng Dragon Capital đánh giá toàn diện tác động của việc ông Trump tái đắc cử đến chứng khoán Việt Nam

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.

Hai cổ đông nắm gần 96% vốn BIDV BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua