Chủ tịch nhiều DN trên sàn Sunshine Homes, Thép Việt Đức, TPS, MIG… đồng loạt “xin từ chức” trước thềm Đại hội cổ đông 2025

Điều này đặt ra cũng nhiều câu hỏi về sự biến động trong quản trị doanh nghiệp.

Chủ tịch nhiều DN trên sàn Sunshine Homes, Thép Việt Đức, TPS, MIG… đồng loạt “xin từ chức” trước thềm Đại hội cổ đông 2025

Ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên năm nay, làn sóng thay đổi nhân sự cấp cao đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại hàng loạt doanh nghiệp lớn. Hàng loạt Chủ tịch HĐQT nộp đơn từ chức với lý do cá nhân. Dù vậy, điều này đặt ra cũng nhiều câu hỏi về sự biến động trong quản trị doanh nghiệp.

Mới nhất, CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán: VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trong đơn từ nhiệm, ông Hải cho biết việc dành thời gian nghiên cứu, phát triển dự án mới khiến ông không thể tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch VGS.

Trước khi nộp đơn từ nhiệm, ông Hải đã sang tay gần 8,35 triệu cổ phiếu VGS (tỷ lệ 14,93% vốn) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy trong ngày 4/3. Sau giao dịch, ông Hải đã giảm sở hữu xuống còn 9,58 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,13%). Ngược lại, bà Thanh Thuỷ nâng sở hữu lên 14,38 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 25,67%), trở thành cổ đông lớn nhất tại VGS.

Hay CTCP Phát triển Sunshine Homes (mã chứng khoán: SSH) gây bất ngờ khi thông báo về việc ông Đỗ Anh Tuấn từ chức Chủ tịch HĐQT. Ông Tuấn, cổ đông lớn nhất nắm giữ 65% vốn điều lệ, đã đảm nhiệm vị trí này từ tháng 6/2021. Dù rời khỏi Sunshine Homes, ông vẫn tiếp tục giữ vai trò Chủ tịch HĐQT tại Sunshine Group.

Tại Chứng khoán Tiên Phong (mã chứng khoán ORS), việc ông Đỗ Anh Tú - Chủ tịch HĐQT – nộp đơn miễn nhiệm với lý do cá nhân cũng gây bất ngờ không kém. Cùng ngày, HĐQT TPBank cũng ban hành Nghị quyết chấp thuận Đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT của ông Tú theo nguyện vọng cá nhân.

Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (mã chứng khoán: MIG) cũng mới ban hành văn bản về đơn từ nhiệm của các thành viên HĐQT và thành viên ban kiểm soát. Cụ thể, ông Uông Đông Hưng, hiện là Chủ tịch HĐQT xin từ nhiệm chức vụ này và thành viên HĐQT vì lý do cá nhân.

Quảng cáo

Cùng lý do trên, bà Nguyễn Thị Thủy và bà Ngô Bích Ngọc cũng có đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT MIC. Đồng thời, 2 thành viên Ban kiểm soát là bà Bùi Thị Hồng Thủy và bà Hoàng Thị Tuyết Mai cũng nộp đơn xin từ nhiệm. Động thái từ nhiệm của loạt lãnh đạo cấp cao tại MIC diễn ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, dự kiến vào ngày 31/3 tới đây,

Từ đầu năm đến nay, thị trường liên tục chứng kiến những biến động đáng chú ý, đặc biệt là tại CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House. mã chứng khoán: TDH) và CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán: RDP).

Trong đó, Thuduc House đã thay hoàn toàn trong bộ máy lãnh đạo khi cả 3 Thành viên HĐQT, bao gồm: Chủ tịch Nguyễn Quang Nghĩa, bà Võ Thị Tường Vy và ông Hoàng Anh Phúc, đồng loạt từ nhiệm. Công ty đã bổ sung ba nhân sự mới là bà Trần Thị Liên, ông Vũ Hải Quân và ông Trần Thành Vinh, trong đó ông Vinh đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Tình hình tại Rạng Đông Holding còn nghiêm trọng hơn khi toàn bộ 5 Thành viên HĐQT bất ngờ đồng loạt từ chức vào ngày 24/2 vì lý do cá nhân. Động thái này diễn ra sau thời gian dài Rạng Đông kinh doanh sa sút.

Cũng trong tháng 2/2025, ông Hoàng Việt đã từ chức khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT tại CTCP Tư vấn Đầu tư PP Enterprise (mã chứng khoán: PPE). Ông Việt hiện cũng là cổ đông lớn nhất Công ty. Người thay thế là ông Trần Đức Hiệp, nguyên Trưởng Ban Kiểm soát của công ty.

Ngày 5/2, ông Phạm Văn Nghĩa, Chủ tịch HĐQT CTCP Pin Hà Nội (mã chứng khoán: PHN) cũng tuyên bố từ nhiệm. Trong thời gian chờ nhân sự mới, ông Nghĩa ủy quyền cho ông Michael Lam, thành viên Hội đồng quản trị người Trung Quốc, đảm nhiệm tạm thời vai trò này.

Tại lĩnh vực cao su, CTCP Cao su Hòa Bình (mã chứng khoán: HRC) cũng không nằm ngoài làn sóng biến động nhân sự khi Chủ tịch là ông Trần Khắc Chung bất ngờ từ nhiệm với lý do cá nhân. Ngay sau đó, công ty đã bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Quang thay thế, nắm giữ vị trí lãnh đạo cao nhất trong nhiệm kỳ 2022-2025.

Ngoài ra, các vị trí “ghế nóng” khác như Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc… tại các công ty cũng biến động mạnh không kém. Đơn cử, Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) vừa miễn nhiệm vị trí Tổng Giám đốc với ông Chaowalit Treejak theo đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe, có hiệu lực từ 1/6. Ông Chaowalit Treejak cũng gửi thư từ nhiệm chức Thành viên HĐQT. Hay Vimeco (mã chứng khoán: VMC) nhận được 3 đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát trước thềm đại hội cổ đông….

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Sun Group báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2024

Đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Sun Group đã vượt 46.000 tỷ đồng, gấp 3,48 lần vốn chủ sở hữu, trong đó, nợ trái phiếu tăng mạnh lên 3.300 tỷ đồng, từ mức 500 tỷ đồng trong năm 2023.

Sun Group khởi công dự án trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group

Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết tăng 22,6% so với cùng kỳ trong quý I/2025, ghi nhận quý thứ 6 tăng liên tiếp. Trong đó, bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý I/2025.

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty

Thế Giới Di Động muốn mua lại cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lên cao nhất từ đầu năm

Thế Giới Di Động thông báo sẽ mua lại hơn 324.000 cổ phiếu quỹ bằng nguồn vốn tự có của công ty, dự kiến thực hiện trong tháng 5 hoặc tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất, MWG sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục

Vinasun dốc cả nghìn tỷ mua 1.200 xe Hybrid, hứa ra mắt dòng xe chưa có đối thủ nào có: Liệu có cứu được thị phần đã mất?

Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Minh thừa nhận Vinasun đang ở trong thế có nhiều sức ép, khi "Xanh SM 2 năm qua đã tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng, Grab cũng đã huy động đến 12 tỷ USD… vốn chủ sở hữu của Vinasun chỉ hơn 1.100 tỷ đồng".

Ông Đặng Phước Thành xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch Vinasun sau 23 năm, con trai ngồi vào ghế Tổng giám đốc SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”

Sau 3 tháng đầu năm “vắng bóng” trên “đường đua” phát hành, sang tháng 4 và nửa đầu tháng 5 thị trường đã xuất hiện những lô trái phiếu nghìn tỷ do các doanh nghiệp bất động sản phát hành, dẫn đầu là Vingroup.

Doanh nghiệp BĐS phải đáo hạn 3.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5 Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4

VinSpeed của ông Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có vốn đầu tư khoảng 1.562 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 61,35 tỷ USD), không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng. Trong đó, VinSpeed chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng Đề xuất "vượt quy hoạch", dự án cao tốc nghìn tỷ này sẽ "mở toang" cửa ngõ vào Hà Nội