Chỉ số IIP tháng 5 có dấu hiệu khởi sắc, tính chung 5 tháng vẫn "đi lùi" 2%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, IIP ước tính giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo giảm 0,5%; ngành khai khoáng giảm 2,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,8%.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, IIP ước tính giảm 2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,1%).

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%), làm giảm 1,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm 2023 của một số ngành trọng điểm cấp II giảm so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất xe có động cơ giảm 10,1%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 8,5%; sản xuất trang phục giảm 8,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 5,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,6%; sản xuất kim loại giảm 5,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 5,1%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Khai thác quặng kim loại tăng 13%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 8,6%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị cùng tăng 8,1%; sản xuất đồ uống tăng 6,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 6,3%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,4%.

Trong 5 tháng đầu năm 2023 có 49 địa phương có chỉ số IIP tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi có 14 địa phương giảm.

Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao như Gia Lai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Phòng chủ yếu do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao với mức tăng lần lượt là 21,7%, 18,6%, 15,9%, 15,3% và 13,4%. Hay một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như Hậu Giang tăng 270,9%; Thái Bình tăng 63,3%; Nam Định tăng 12%.

Ngược lại một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm như Quảng Nam giảm 36,7%; Bắc Ninh giảm 19,1%; Vĩnh Long giảm 16,6%; Sóc Trăng giảm 16,5%; Đà Nẵng giảm 4,8%; Hòa Bình giảm 4,6%. Hay ngành sản xuất và phân phối điện giảm như Hà Giang giảm 33,4%; Lai Châu giảm 28,5%; Sơn La giảm 11,9%; Hòa Bình giảm 6,2%.

Trong 5 tháng đầu năm, có một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Đường kính tăng 31,1%; xăng, dầu tăng 13,5%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 10,6%; phân hỗn hợp NPK tăng 9,2%; thuốc lá điếu tăng 8,6%; ti vi tăng 7%.

Ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như: Ô tô giảm 24%; thép thanh, thép góc giảm 20,1%; điện thoại di động giảm 16,4%; vải dệt từ sợi tự nhiên và linh kiện điện thoại cùng giảm 10,1%; quần áo mặc thường giảm 9,8%.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE