Các ngân hàng trung ương trên thế giới sắp bước vào tuần bước ngoặt

Từ sau tháng 7 cho đến tháng 9/2023 không có cuộc họp nào của ngân hàng trung ương các nước, các chuyên gia kinh tế khẳng định triển vọng chính sách trước thời điểm cuối của năm hiện vẫn còn để ngỏ.

Những ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới sẽ nhóm họp để bàn về định hướng chính sách tiền tệ trong bối cảnh xuất hiện thêm ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đang hạ nhiệt, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ nâng lãi suất khoảng 25 điểm cơ bản, trọng tâm lớn hơn sẽ là các nhà hoạch định chính sách phát đi thông điệp liệu họ có tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất hay không, hoặc liệu họ sẽ hãm phanh siết chặt chính sách tiền tệ.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và chủ tịch ECB Christine Lagarde đã cảnh báo rằng lạm phát hiện tại đang ở ngưỡng quá cao, chính vì vậy họ sẽ buộc phải nâng lãi suất cho vay lên cao hơn nữa.

Tuy nhiên khi mà từ sau tháng 7 cho đến tháng 9/2023 không có cuộc họp nào của ngân hàng trung ương các nước, các chuyên gia kinh tế khẳng định triển vọng chính sách trước thời điểm cuối của năm hiện vẫn còn để ngỏ.

Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) hiện vẫn được coi như ngoại lệ, hơn 80% các chuyên gia phân tích dự báo thống đốc BOJ – ông Kazuo Ueda sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới thậm chí kể cả khi lạm phát duy trì trên ngưỡng mục tiêu 2%.

Vào ngày thứ Tư, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ dự kiến sẽ nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 22 năm, cùng lúc đó khẳng định quan điểm sẽ vẫn có những đợt điều chỉnh lãi suất trong thời gian còn lại của năm.

Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC) dự kiến sẽ nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm lên ngưỡng từ 5,25% đến 5,5%, lần nâng lãi suất thứ 11 trong 16 tháng gần đây. Quyết định về lãi suất sẽ được công bố vào lúc 2h chiều tại Washington. Cuộc họp báo của Fed sẽ diễn ra 30 phút sau đó.

Quảng cáo

Trong tháng 6/2023, Fed đã hãm đà điều chỉnh lãi suất trong động thái vốn được coi như phù hợp để đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu 2% qua thời gian. Hiện tại, ông Powell và các nhà hoạch định chính sách khác sẽ vẫn muốn để ngỏ một số lựa chọn nếu cần thiết để ngăn tình trạng giá cả tăng nóng.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại ING Financial Markets LLC, ông James Knightley, nhận xét: “Lạm phát hiện đã chững lại, tuy nhiên không đủ nhanh cho Fed. Khi mà thị trường việc làm vẫn vững vàng, các quan chức phải duy trì sự cẩn trọng”.

Trong cuộc họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ vào tháng 6/2023, gần như phần lớn các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi thông điệp rằng việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ là điều hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên ở tốc độ chậm hơn so với mức tăng của lãi suất vốn đã phổ biến từ đầu năm 2022, theo biên bản cuộc họp vào ngày thứ Tư.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đã không nâng lãi suất trong lần họp mới đây bởi lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế dù rằng phần lớn các thành viên nghĩ rằng sẽ vẫn còn thêm các đợt điều chỉnh lãi suất khác.

Nói đến hiệu ứng độ trễ của chính sách và nhiều mối lo khác, họ nhìn thấy dư địa để có thể không cần nâng lãi suất trong tháng 6/2023 sau 10 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp.

Theo giới chức quản lý Mỹ, việc không thay đổi lãi suất mục tiêu ở cuộc họp lần vừa rồi sẽ giúp họ có thêm thời gian nhằm đánh giá diễn biến của nền kinh tế dưới tác động của những lần điều chỉnh lãi suất trước đây, đồng thời là cân đối với mục tiêu tối đa hóa việc làm cũng như ổn định giá cả.

Nhiều thành viên thuộc Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) đã thể hiện quan điểm băn khoăn về nhiều vấn đề.

Họ nói rằng việc hãm phanh chính sách tiền tệ sẽ giúp cho FOMC có thêm thời gian đánh giá tác động của những lần nâng lãi suất. Lãi suất cơ bản đồng USD hiện ở mức khoảng 5 điểm phần trăm, ngưỡng cao nhất tính từ đầu thập niên 1980.

“Kinh tế hiện đang đương đầu với những thách thức từ điều kiện tín dụng thắt chặt, trong đó phải nói đến lãi suất cao của các hộ gia đình và doanh nghiệp, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, tuyển dụng và lạm phát dù rằng mức độ ảnh hưởng chưa rõ ràng”, biên bản cuộc họp nhấn mạnh.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?