Bộ trưởng Tài chính Mỹ: "Việt Nam là đối tác then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu"

Khẳng định trên được bà Janet Yellen nêu ra trong cuộc gặp gỡ báo chí vào ngày 21/7/2023 khi nói đến mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Mỹ.

"Chúng tôi không tìm cách xây dựng mọi thứ ở Mỹ. Thay vào đó, chúng tôi tin rằng khả năng phục hồi kinh tế dài hạn đòi hỏi chuỗi cung ứng toàn cầu đa dạng.

Điều này có nghĩa là làm sâu sắc thêm hội nhập kinh tế của Mỹ với nhiều quốc gia mà Mỹ có thể tin cậy, trong đó có Việt Nam", bà Janet Yellen khẳng định.

Trong khoảng 20 phút, bà Yellen đã nói về những bước phát triển nhanh chóng trong quan hệ Việt Nam - Mỹ.

Theo đó, trong 28 năm tính từ khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể. Quá trình nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ có được nhờ nỗ lực và tài năng của người Việt Nam, ngoài ra là chính sách phát triển thị trường, thương mại và đầu tư toàn cầu.

“Việt Nam hiện nay là đối tác then chốt trên tổng thể nền kinh tế toàn cầu, giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã được chứng kiến những động lực và năng lượng mang đến cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Sức mạnh không thể chối từ này sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhấn mạnh.

Để dẫn chứng, bà Yellen cho biết, trong suốt 2 thập kỷ qua, thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng 25%/năm, một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Việc nước Mỹ tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam không chỉ dừng lại ở những tuyên bố mà điều đó đã được chứng minh bằng con số. Hiện nay, nhập khẩu hàng hóa của Mỹ vào Việt Nam tăng gần gấp 20 lần so với năm 2002.

Theo bà Yellen, động lực tăng trưởng đang chững lại. Thương mại hàng hóa lập kỷ lục trong năm ngoái, tuy nhiên mối quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ không ngừng phát triển bởi nó được xây dựng trên cơ sở tin cậy chung và kết nối khăng khít hơn giữa người dân của hai quốc gia.

Bà Yellen đồng thời chỉ ra những "cú sốc" về kinh tế, sức khỏe cộng đồng và địa chính trị trong hơn 2 năm qua đã cho thấy sự cấp bách phải có một nền kinh tế đủ sức chống chịu, ổn định và bền vững.

Quảng cáo

Để làm được điều đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thúc đẩy một chương trình nghị sự xây dựng tính linh hoạt của nền kinh tế.

Nguyên tắc của chương trình nghị sự này là tăng cường cam kết và hợp tác của Mỹ với một mạng lưới rộng lớn các đối tác kinh tế đáng tin cậy trong các lĩnh vực như thương mại và khí hậu. Những nỗ lực này không chỉ tập trung vào các nền kinh tế tiên tiến mà còn tập trung vào các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi như Việt Nam.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, trọng tâm của chính quyền Tổng thống Joe Biden chính là tăng cường sự vững vàng trong những lĩnh vực có tầm quan trọng lớn với an ninh quốc gia và an ninh kinh tế.

Trong lĩnh vực thương mại, chính quyền Joe Biden đang theo đuổi cách tiếp cận có tên “friendshoring” – nhắm đến xây dựng chuỗi cung ứng ổn định và đáng tin cậy tại các quốc gia bằng hữu.

Mục tiêu của chiến lược này chính là giảm đi tính dễ chịu tổn thương của nền kinh tế với những cú sốc bên ngoài liên quan đến nguồn cung của nhiều loại sản phẩm chủ chốt. Để làm được điều đó, người Mỹ đã tăng cường đầu tư để phát triển năng lực sản xuất tại nước Mỹ và các nước bằng hữu.

Bà cho biết, nước Mỹ tin tưởng vào sự vững vàng về kinh tế trong dài hạn sẽ cần đến chuỗi cung ứng đa dạng hóa, điều đó cũng đồng nghĩa tăng cường hợp tác kinh tế với những nước mà nước Mỹ có thể tin cậy ví như Việt Nam.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, nhiều công ty Mỹ trong ngành công nghệ cao đã đầu tư vào Việt Nam để phục vụ cho các hoạt động sản xuất cách đó nửa vòng trái đất.

Amkor - một công ty có trụ sở tại bang Arizona - sẽ sớm khai trương một nhà máy lớn và hiện đại để lắp ráp, thử nghiệm chất bán dẫn tại Bắc Ninh.

Tại tỉnh Đồng Nai, một công ty Mỹ khác là Onsemi đang sản xuất chip được sử dụng trong ô tô.

Còn tại Khu công nghệ cao Sài Gòn (TP.HCM), Intel đang đặt cơ sở lắp ráp và thử nghiệm lớn nhất thế giới.

"Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên như một điểm nút quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu", bà Yellen khẳng định.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Sự thay đổi đáng chú ý về dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2025

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 1/2025, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 10 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 83 triệu USD (gấp hơn 5,1 lần

Lộ diện quốc gia mạnh tay rót hơn 1 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam ngay trong tháng 1/2025, cao gấp 13,4 lần so với cùng kỳ Việt Nam có thêm đường bay mới tới sân bay lớn nhất thế giới diện tích bằng 63 lần Thiên An Môn

Siêu cảng 162.730 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Với công trình cầu vượt biển với chiều dài 17,8km, dự án bến cảng ngoài khơi Trần Đề dự kiến sẽ là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc hàng dài nhất Đông Nam Á

Thông xe cầu vượt chữ C dài hơn 300m ở Hà Nội Cầu vượt trăm tỷ hình chữ C ở Hà Nội chốt ngày khánh thành

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

Giá cà phê lập đỉnh nửa thập kỷ: Thế giới gọi tên Việt Nam và một quốc gia Nam Mỹ Giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục