Các hãng ô tô Nhật Bản đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc

Trung Quốc đang thực hiện điều tưởng chừng không thể đó là soán ngôi các hãng xe Nhật Bản từng thống trị, đẩy các ông lớn này vào cuộc khủng hoảng cạnh tranh gay gắt tại chính sân nhà.

vna-potal-o-to-trung-quoc-ban-chay-o-nga-stand-20231127094608.jpg
Ô tô chờ được xuất khẩu tại cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Với tư cách là thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các thương hiệu nội địa Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là nhờ sự bùng nổ của xe điện.

Không chỉ vậy, theo một báo cáo mới của hãng tin Bloomberg (Mỹ), các hãng xe Trung Quốc còn đang mở rộng ảnh hưởng sang Đông Nam Á, thách thức vị thế lâu nay của Toyota, Honda và Mitsubishi.

Phân tích dữ liệu doanh số và đăng ký xe từ năm 2019 đến 2024 của Bloomberg cho thấy, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần mạnh nhất tại Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Các hãng xe Nhật đang mất dần vị thế trên khắp châu Á, với cả sáu hãng được Bloomberg theo dõi đều ghi nhận sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc.

Ngay cả Toyota, hãng dẫn đầu thế giới về sản lượng ô tô, cũng chứng kiến doanh số bán hàng trì trệ. Tại Đông Nam Á, khu vực từng là “thế mạnh” của các thương hiệu Nhật Bản, thị phần đã giảm mạnh.

Quảng cáo

Tại các thị trường Thái Lan và Singapore, các hãng xe Nhật hiện chỉ chiếm 35% thị phần, giảm so với mức hơn 50% thị phần trong năm 2019. Những con phố từng được Nissan và Mazda "thống trị" giờ đây ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu xe Trung Quốc.

Báo cáo của Bloomberg lưu ý rằng Toyota vẫn duy trì khả năng cạnh tranh ở một số phân khúc, như xe bán tải, nhưng triển vọng nhìn chung lại khá ảm đạm cho các nhà sản xuất ô tô từng nổi tiếng về hiệu quả và độ tin cậy.

Việc chuyển đổi sang xe điện hoàn toàn chậm chạp đang đặt họ vào nguy cơ bị tụt lại phía sau trong một thị trường đang được thúc đẩy bởi công nghệ pin tiên tiến và phần mềm thông minh.

Mặc dù các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc phải đối mặt với thuế quan cao ở châu Âu và Mỹ, nhưng việc vị thế thống trị của Nhật Bản ở châu Á suy yếu có thể báo hiệu những thách thức lớn hơn đang chờ đợi họ trên toàn cầu.

Vị thế của Toyota tại Đông Nam Á được cũng cố nhờ hoạt động sản xuất các dòng xe chạy xăng, động cơ lớn, phù hợp với sở thích của người tiêu dùng địa phương. Năm 2023, Thái Lan và Indonesia chiếm gần 10% trong sản lượng 11 triệu xe toàn cầu của Toyota.

Tuy nhiên, các thương hiệu Nhật Bản khác, như Nissan, lại đang chật vật. Việc Nissan sản xuất các dòng sản phẩm lỗi thời và thiếu xe hybrid đã dẫn đến việc thua lỗ và cắt giảm sản xuất. Điều này khiến sự hiện diện của hãng tại Jakarta hiện nay đang dần mờ nhạt.

Trong khi đó, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đã nhanh chóng thu hút sự chú ý tại Indonesia, trở thành thương hiệu bán chạy thứ sáu chỉ vài tháng sau khi giao những chiếc xe đầu tiên. Mẫu xe Seal EV giá 40.000 USD của hãng đang đặc biệt được ưa chuộng.

Thị phần sản xuất ô tô toàn cầu của Nhật Bản đã giảm từ hơn 20% trong 20 năm trước xuống còn 11%, trong khi Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu, hiện chiếm gần 40% sản lượng ô tô thế giới.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tận dụng thế mạnh về pin giá rẻ và chuỗi cung ứng linh hoạt để mở rộng sang Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi, qua đó thách thức hơn nữa vị thế thống trị của Nhật Bản tại các thị trường này.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Xe

Xe hơi Nhật Bản cũng phải dựa vào công nghệ Trung Quốc, từ Toyota, Nissan cho đến Honda đều nhận thua

Việc bắt tay với Huawei, Momenta, CATL… đang giúp các hãng xe hơi Nhật rút ngắn lộ trình phát triển công nghệ buồng lái thông minh và ADAS, đảm bảo không bị tụt hậu quá xa so với Tesla, BYD.

5 dự án cao tốc sẽ thông xe kỹ thuật vào 19/4 ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Người Mỹ tranh thủ “mua vét” ô tô do lo ngại thuế quan

Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

VinFast bàn giao hơn 12.500 ô tô điện trong tháng 2/2025 tại Việt Nam

Ngày 12/3/2025, VinFast công bố đã bàn giao hơn 12.500 ô tô điện các loại trong tháng 2/2025 tại thị trường Việt Nam, tiếp tục khẳng định vững chắc vị thế dẫn đầu thị trường ô tô trong nước.

Hành trình VinFast: Khi niềm tin dẫn lối Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 1/2025: Bộ đôi nhà VinFast đỉnh nóc, bán gần gấp 5 lần Mitsubishi Xpander

Skoda Việt Nam chính thức ra mắt Kodiaq thế hệ mới

Skoda Việt Nam chính thức giới thiệu Kodiaq thế hệ mới (Kodiaq New Generation) đến khách hàng Việt Nam với hai phiên bản: Kodiaq Premium mang phong cách sang trọng, cao cấp và Kodiaq Sportline với phong cách thể thao cá tính.

Lệ phí ô tô điện có thể được miễn thêm 2 năm "Đại gia" ô tô TQ chuẩn bị khởi động nhà máy 4.000 tỷ ở Thái Bình, đã có mẫu xe đầu tiên về Việt Nam

Xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ cao kỷ lục

Theo Hiệp hội Hợp tác xã Công nghiệp Ô tô Hàn Quốc (KAICA) hôm 23/2, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.

Phó Tổng giám đốc VIB mua thành công gần 1,3 triệu cổ phiếu Cú bắt tay của các 'đại gia' BOT tại dự án cao tốc 40.000 tỷ và thương vụ CII đầu tư vào HUT: Đang lỗ hơn 60 tỷ