Đến lượt Toyota, Honda, Mazda dính bê bối - "vết nhơ" của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản?

Đây có thể là đòn đau giáng vào vị thế thống trị của ô tô Nhật Bản trên thị trường thế giới, nhất là khi ô tô châu Âu và Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ.

Đến lượt Toyota, Honda, Mazda dính bê bối - "vết nhơ" của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản?

Vụ bê bối mới nhất xung quanh các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã lan đến cả những công ty trước đây chưa bị ảnh hưởng, bao gồm cả Toyota Motor, làm suy yếu thêm danh tiếng về chất lượng của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản - vốn được xem là trụ cột trong lĩnh vực sản xuất của quốc gia này.

Toyota, Mazda Motor và nhà sản xuất xe máy Yamaha Motor đã đình chỉ việc bàn giao 6 mẫu xe do vi phạm quy định về kiểm tra an toàn do chính phủ yêu cầu.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra tại chỗ trụ sở chính của Toyota vào ngày 3/6. Bộ sẽ phân tích bối cảnh và điều kiện thực tế của các cuộc kiểm tra bằng cách thu thập tài liệu và tiến hành điều tra những người liên quan.

“Những hành vi này làm lung lay nền tảng của hệ thống chứng nhận và với tư cách là một nhà sản xuất ô tô, chúng tôi tin rằng đó là hành vi không bao giờ nên được thực hiện”, Chủ tịch Toyota Akio Toyoda cho biết trong một cuộc họp báo hôm 2/6.

Nhà sản xuất này chuẩn bị đóng cửa 2 dây chuyền sản xuất do công ty con Toyota Motor East Japan điều hành vào ngày 5/6, có khả năng ảnh hưởng đến hơn 1.000 nhà cung cấp. Toyota sẽ đàm phán bồi thường với từng công ty riêng lẻ về mọi tổn thất phải gánh chịu.

Những tín hiệu bất thường đã xuất hiện từ năm 2014. Tính đến cuối tháng 4, Toyota đã xuất xưởng tổng cộng khoảng 1,7 triệu chiếc xe nằm trong nhóm 7 mẫu xe có vấn đề. Một số trong đó đã bị ngừng sản xuất. Cuộc điều tra đang diễn ra và sẽ có kết quả đầy đủ vào cuối tháng 6. Có thể sẽ có thêm những mẫu xe khác bị ảnh hưởng.

Trong 8 năm kể từ khi các vấn đề về chất lượng bắt đầu phát sinh tại các nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản, Toyota và Honda đều khẳng định không có hành vi sai trái nào. Bộ Giao thông vận tải đã ra lệnh cho các công ty này tiến hành điều tra mỗi khi phát hiện vấn đề, cho thấy các công ty này đều “chưa nghiêm túc” trong việc tự điều tra.

Quảng cáo

Trong hơn 2 năm qua, một loạt vụ bê bối đã xảy ra tại các công ty thuộc tập đoàn Toyota là Hino Motors, Toyota Industries và Daihatsu Motor.

Daihatdu đã tiến hành cải tổ quản lý vào tháng 3 và đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn những sự cố tương tự trong tương lai. Trong giai đoạn đó, các vấn đề của Toyota vẫn chưa được đưa ra ánh sáng.

Một trong những mẫu xe mà Toyota đang tạm dừng sản xuất, Yaris Cross, ra mắt vào năm 2020, đồng nghĩa nó được phát triển khi các bê bối về chất lượng đang nổi lên ở một số công ty như Nissan Motor hay Subaru. Tuy nhiên, Toyota vẫn gửi dữ liệu thử nghiệm không đầy đủ để đảm bảo chứng nhận cho chiếc xe.

2 mẫu xe khác bị dừng sản xuất trước đó là Crown và Isis gặp vấn đề về bộ đếm thời gian túi khí.

Trong cuộc đàm phán về lượng hồi đầu năm, đại diện công đoàn đã phàn nàn với ban quản lý rằng công ty đang quá chú trọng vào việc tung ra các mẫu xe theo đúng lịch trình. Trong cuộc họp báo hôm 2/6, ông Toyoda thừa nhận “chúng tôi đã làm đi làm lại mọi thứ trong một khoảng thời gian ngắn”, điều mà “cuối cùng có thể đặt gánh nặng lớn lên các công nhân tại nhà máy”.

Vị chủ tịch này nói hồi tháng 1, sau vụ bê bối của Daihatsu rằng, ông sẽ đích thân “lãnh đạo quá trình chuyển đổi của tập đoàn”. Hôm 2/6, ông này không đề cập đến trách nhiệm của ban lãnh đạo Toyota, gồm cả chính ông, về những sự cố mới nhất.

Ngành ô tô là 1 phần cốt lõi trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản, chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, Toyota trở thành công ty đầu tiên đạt lợi nhuận hoạt động hàng năm đạt 5.000 tỷ yen (32 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3.

Hãng này dẫn đầu thế giới về doanh số bán hàng trong năm 2023, với 10,3 triệu xe – hơn Volkswagen 1 triệu xe.

Nguồn: Nikkei

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD