Bộ Tài chính "gác" đề xuất tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô

Theo Bộ Tài chính, khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát, việc giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chưa phù hợp. Chưa kể, điều này còn tiềm ẩn nguy cơ Việt Nam vi phạm cam kết quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời kiến nghị đề xuất giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Theo Bộ Tài chính, để góp phần hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã 2 lần xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Nghị định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

"Việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian qua về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, phân phối ô tô nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung… Tuy nhiên, chính sách này lại được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế", Bộ Tài chính cho biết.

Theo Bộ Tài chính, nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì các nước thành viên WTO có thể nhìn nhận việc này như một khoản trợ cấp của Chính phủ. Việt Nam có thể nhận được yêu cầu giải thích từ một số quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tại Việt Nam.

Đồng thời, bộ này cho rằng, trường hợp cần thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô thì phải áp dụng chung cho cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của địa phương.

“Hiện dịch COVID-19 đã được kiểm soát, do đó việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ở thời điểm hiện nay là chưa phù hợp”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Cũng tại văn bản này, đối với đề nghị tiếp tục gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2023, Bộ Tài chính đề xuất thời gian áp dụng không nên kéo dài. Trường hợp áp dụng, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng như tại Nghị định số 32/2022/NĐ-CP. Cụ thể, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8 và 9/2022 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chậm nhất là ngày 20/11/2023.

Đầu tháng 3, với lí do doanh số thị trường ô tô sụt giảm mạnh, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Trong Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ở diễn biến liên quan, sau chỉ đạo của Thủ tướng, Các nhà nhập khẩu Ô tô tại Việt Nam (VIVA) đã gửi đề xuất tới Quốc hội, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ với mong muốn được hỗ trợ tương tự như các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước.

Các thành viên VIVA cho rằng Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ tương tự và công bằng vì toàn bộ thị trường. Do đó, VIVA ủng hộ đề xuất giảm 50% thuế trước bạ chỉ khi áp dụng cho tất các các ô tô mới được lắp ráp trong nước CKD cũng như nhập khẩu nguyên chiếc CBU.
Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận nội dung phiên họp - Ảnh: Media Quốc hội

Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung tại kỳ họp thứ 7

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị trường chính đã được cải thiện là động lực thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng trong thời gian tới.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Chat với BizLIVE