Vốn phục hồi chậm sau COVID, du lịch Việt Nam thêm "sốc" với chính sách của Trung Quốc

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau mùa dịch COVID-19 nhưng tỷ lệ phục hồi ngành du lịch lại thấp nhất so với các nước trong khu vực.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 16/2 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết đơn vị này đã gửi công hàm tới Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc về chính sách mở tour đoàn tới Việt Nam.

Cụ thể, công hàm đề nghị Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc xem xét và sớm đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thí điểm du lịch theo đoàn, tạo điều kiện cho hai nước phục hồi phát triển du lịch.

Trước đó, ngày 6/2, Trung Quốc thông báo cho phép các công ty lữ hành trong nước tổ chức tour quốc tế đến 20 nước trên thế giới, trong đó có nhiều nước Đông Nam Á như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, nhưng bất ngờ không có Việt Nam.

Câu hỏi được đặt ra ngay khi đó là "Tại sao là một nước giáp ranh nhưng Trung Quốc lại chưa mở tour đến Việt Nam?".

Du lịch Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khách Trung Quốc

Khi đại dịch COVID-19 chưa bùng nổ, Trung Quốc là một trong những thị trường khách quốc tế lớn nhất thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vào năm 2019, Việt Nam đón khoảng gần 6 triệu lượt khách Trung Quốc, tương đương 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Khi đại dịch bùng phát, do chính sách “zero COVID”, Trung Quốc gần như đóng cửa biên giới, vì thế, trong 3 năm từ 2020 - 2022, Việt Nam không thể đón được khách Trung Quốc.

Một thực tế đặt ra với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ du lịch Việt Nam hiện nay chính là trông chờ vào khách du lịch Trung Quốc.

Báo cáo phát hành gần đây của HSBC cũng nhận định du lịch, thương mại và thu hút FDI của Việt Nam sẽ có triển vọng tốt năm nay khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Trong năm 2023, Việt Nam có thể đón từ 3-4,5 triệu lượt khách Trung Quốc, tương đương khả năng phục hồi 50-80% so với trước đại dịch.

Tuy nhiên, với việc Trung Quốc chưa mở tour đến Việt Nam đã khiến ngành du lịch Việt Nam vỡ kế hoạch, đồng thời cũng đặt ra bài toán phải giảm sự phụ thuộc vào một thị trường.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, năm 2019, có hơn 83 nghìn lượt khách Trung Quốc đến Quảng Nam và đứng thứ 6 trong top 10 khách quốc tế đến địa phương nhiều nhất.

Ngay sau thông tin Trung Quốc mở cửa du lịch quốc tế, trong xu hướng chung Quảng Nam luôn chuẩn bị sẵn sàng để đón khách Trung Quốc. Tuy nhiên sau khi Trung Quốc chính thức công bố danh sách 20 quốc gia mà nước này cho phép tổ chức tour nhưng không có Việt Nam các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh rất hoang mang, mọi thứ đều phải bỏ ngỏ và chuyển sang thị trường khác.

Ông Phạm Thanh Hồng cho biết, ngành du lịch Quảng Nam đang cố gắng chủ động để đa dạng hơn nữa thị trường khách quốc tế. Nhưng cũng cần có sự chung tay của Chính phủ, nhanh chóng có thêm các chính sách đặc biệt để Việt Nam có cơ hội đa dạng thị trường, mở rộng nguồn khách quốc tế.

Theo TS. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB), việc khách Trung Quốc chưa mở cửa với Việt Nam có thể là một áp lực với ngành du lịch trong việc hoàn thành mục tiêu 8 triệu khách ngoại năm nay.

"Chính phủ, các bộ ngành cần cấp bách đối thoại với các đối tác, quan tâm xem lý do thật sự nằm ở đâu, có khả năng tháo gỡ hay không và tìm cách tháo gỡ nhanh chóng", TS. Lương Hoài Nam nhấn mạnh.

Chính sách visa cứng nhắc

Ngược lại năm 2022, Việt Nam là quốc gia mở cửa lại du lịch sớm nhất sau dịch COVID-19, thế nhưng không thể tranh thủ được lợi thế đó, Việt Nam chỉ đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế và tạo ra tổng thu khoảng 4,5 tỷ USD.

Trong khi đó, nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore đã vượt qua chỉ tiêu của họ. Thậm chí, Việt Nam còn đứng cuối Bảng xếp hạng chỉ số phục hồi du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á sau COVID-19.

So sánh với ngành du lịch Thái Lan, mặc dù mở cửa sau nhưng năm 2022 nước này đánh dấu cột mốc đạt mục tiêu thu hút 10 triệu lượt du khách nước ngoài với khoản chi khoảng 500 tỷ Baht (khoảng 14,4 tỷ USD).

Tương tự là Singapore, từ chính sách chống dịch nghiêm ngặt đã nhanh chóng đảo chiều bằng cách nới lỏng quy định nhập cảnh, số lượng du khách quốc tế đến đảo quốc tăng đáng kể và đang hướng đến con số 6 triệu lượt.

Nhiều chuyên gia cho rằng, du lịch Việt Nam vẫn còn những điểm gợn dẫn đến "đi trước, về sau" trong thu hút khách quốc tế, mấu chốt nhất là vấn đề visa.

Chính sách thị thực của Việt Nam còn nhiều rào cản. Nhiều nước trong khu vực tạo điều kiện để khách quốc tế dễ dàng nhập cảnh bằng việc miễn thị thực. Malaysia, Singapore miễn thị thực cho 162 quốc gia, Philippines miễn thị thực cho 157 quốc gia, Thái Lan miễn thị thực cho 65 quốc gia trong khi Việt Nam mới đang miễn thị thực cho 24 quốc gia.

Thời gian miễn thị thực của nhiều nước ASEAN kéo dài từ 30 ngày đến 45 ngày, thậm chí là 90 ngày, còn Việt Nam là 15 ngày.

TS. Lương Hoài Nam cho rằng, rào cản lớn nhất để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam chính là chính sách thị thực của Việt Nam vô cùng cứng nhắc, đây cũng là vấn đề đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần.

So sánh với Thái Lan, họ miễn thị thực đối với công dân của 65 quốc gia, thời gian miễn kéo dài từ 30 đến 45 ngày và trong một số trường hợp là 90 ngày. Còn Việt Nam không đưa ra bất kỳ chính sách nới lỏng nào về yêu cầu đi lại, ngược lại, các thủ tục còn khó khăn hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng khách quốc tế đến dù chúng ta đi trước Thái Lan trong việc mở cửa.

TS. Lương Hoài Nam cho rằng điều tiên quyết phải làm là giải quyết được vấn đề visa. Thêm vào đó nên tăng số nước được miễn visa vào Việt Nam ngang bằng với Thái Lan (hiện nay Việt Nam chỉ miễn visa cho 24 nước), cần mở rộng, miễn visa cho toàn bộ các quốc gia EU, những nước lớn nếu chưa miễn được thì có chính sách visa dài hạn 5 năm, 10 năm.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE