Vì sao Apple ngược dòng xu hướng bán tháo cổ phiếu công nghệ?

Cổ phiếu của Apple vẫn giữ được sự ổn định bất chấp nhiều đối thủ trong lĩnh vực công nghệ điêu đứng.

Apple vừa công bố báo cáo doanh thu quý 3/2022 với mức tăng trưởng 8% so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thu của “Táo khuyết” tăng 8,1%, lên mức 90,1 tỷ USD, vượt qua dự đoán trước đó của các nhà phân tích. Lợi nhuận ròng của tập đoàn cũng đạt mốc kỷ lục với 20,7 tỷ USD.

Trong báo cáo tài chính, Apple công bố doanh thu từ iPhone đạt 42,6 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước đó nhưng vẫn thấp hơn con số 43 tỷ USD theo ước tính của các nhà phân tích. iPhone là dòng sản phẩm chủ lực, chiếm gần một nửa tổng doanh thu trong quý này. So với các công ty đối thủ, doanh số smartphone của Apple không chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường đang giảm mạnh.

Kinh doanh dịch vụ là mảng phát triển quan trọng của Apple trong quý, mang về 19,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu máy tính Mac tăng 25%, đạt 11,51 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, những sản phẩm khác như Apple Watch và AirPods có tốc độ tăng trưởng ổn định, đạt 9,65 tỷ USD, tăng 10%. Duy nhất sản phẩm iPad đi xuống, giảm 10% doanh thu và trở thành mảng “đuối” nhất của tập đoàn.

Đánh giá về báo cáo tài chính quý 3/2022 của Apple, Shannon Cross, chuyên gia phân tích từ Credit Suisse cho biết công ty như “bến đỗ an toàn trong cơn bão”, trong bối cảnh các nhà đầu tư đồng loạt tháo chạy khỏi nhiều “mã” công nghệ lớn.

Một ngày sau khi Apple công bố báo cáo tài chính quý 3/2022, cổ phiếu công ty bắt đầu tăng từ mức 6%, sau đó là 7% và hiện tại là 8%.

b520221031132906.jpg?rt=20221031132914 Apple tăng trưởng ngược dòng trên thị trường công nghệ

Trái ngược, Microsoft và Alphabet trải qua những ngày tồi tệ nhất trong năm. Meta có ngày tồi tệ thứ 2 trong lịch sử, khi cổ phiếu công ty mẹ Facebook giảm 24% xuống mức giá thấp nhất kể từ năm 2016. Vốn hoá Amazon, "ông trùm" bán hàng trực tuyến, cũng giảm khoảng 10%.

Apple tỏ ra ổn định hơn so với các công ty cùng lĩnh vực, đặc biệt khi lo ngại về suy thoái kinh tế bắt đầu đè nặng lên doanh số quảng cáo và chi tiêu trong kỳ nghỉ lễ sắp tới. Nguyên nhân chủ yếu là Apple vẫn bán được các phần cứng và dịch vụ cho người dùng.

Những kết quả “Táo khuyết” đạt được trong lúc cả ngành công nghiệp điện thoại và máy tính cá nhân chứng kiến sự sụt giảm lớn. Theo công ty nghiên cứu Canalys, trong quý 3/2022, số lượng smartphone và PC bán ra trên toàn cầu giảm 9%, còn doanh số Apple tăng 8% dù có giá cao.

Quảng cáo
b420221031132909.jpg?rt=20221031133003 Dòng iPhone 14 dự kiến giúp Apple tăng mạnh doanh thu vào cuối năm

Nhà phân tích Toni Sacconaghi của hãng tư vấn Bernstein cho biết các công ty công nghệ đối thủ của Apple dường như gặp vấn đề về kiểm soát chi phí, khâu mà tập đoàn của CEO Tim Cook đang làm rất tốt.

Tim Cook cho rằng công ty nhận thấy tác động của lạm phát với chi phí, đặc biệt là trong khâu hậu cần, nhưng Apple quản lý tốt tình trạng thiếu hụt nguồn cung vi xử lý trong quý vừa qua.

Apple bị chỉ trích vì “tham lam”

Là mảng phát triển quan trọng của Apple trong quý 3/2022, mang về 19,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đang nhận nhiều ý kiến chỉ trích.

Mới đây, Apple gửi thông báo tới Telegram rằng công ty không cho phép những người tạo nội dung trên nền tảng sử dụng các phương thức thanh toán của bên thứ 3.

Trước đó, Telegram vẫn cho người sáng tạo nội dung quyền truy cập vào các kênh hay bài đăng thông qua bên thứ 3 và nhận 100% số tiền, thay vì sử dụng hệ thống thanh toán bên trong ứng dụng của Apple. Do đó, Apple không hài lòng việc mọi người có thể kiếm tiền mà không trả phí 30% cho hãng.

Với chính sách mới nhất, Telegram buộc phải khoá các bài đăng và kênh thu tiền trên ứng dụng iOS.

b120221031132859.jpg?rt=20221031132947 CEO Tim Cook bị chỉ trích tận thu ở mảng dịch vụ

Pavel Durov, CEO Telegram, cho rằng mức phí 30% cho việc mua hàng trong ứng dụng của Apple “phá huỷ” giấc mơ và tinh thần kinh doanh của nhiều người. Theo Pavel Durov, Apple dựa vào sức mạnh của tập đoàn trị giá hàng nghìn tỷ USD để thống trị thị trường, từ đó thu phí từ hàng triệu người dùng đang nỗ lực kiếm tiền từ nội dụng sáng tạo.

CEO Telegram chỉ trích Apple đè bẹp các doanh nghiệp cũng như doanh nhân với mức phí cao hơn bất kỳ loại thuế VAT nào do chính phủ các nước thu. Ông kêu gọi các cơ quan quản lý tại châu Âu, Ấn Độ cũng như các quốc gia khác hành động để ngăn chặn Apple.

Thời gian tới, Telegram tìm cách cung cấp cho những người sáng tạo các công cụ khác để kiếm tiền từ nội dung thay vì phụ thuộc vào hệ sinh thái Apple.

Hồi tháng 8, Pavel Durov cũng chỉ trích Apple về các quy tắc khó hiểu của kho ứng dụng App Store.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

Công ty CP One Mount Group - Thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cam kết đầu tư 200 - 500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng blockchain Layer 1, nhằm xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, bao gồm mạng Blockchain

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Nóng các từ khóa "phạt nguội", "nghị định 168"

Báo cáo mới đây của Cốc Cốc đã phân tích mức độ quan tâm của người dùng internet đối với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

"Ông lớn" công nghệ Meta gặp rắc rối tại Mỹ

Quyết định về việc chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ của Meta (công ty mẹ của Facebook) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu và chuyên gia.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ngày 3/1/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch Thường trực được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam kể từ ngày 3/1/2025.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam đưa Dự án chống lừa đảo vào trọng tâm hoạt động Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Theo Microsoft, cứ 4 người thì có 3 người đang sử dụng AI tại nơi làm việc và mức sử dụng AI tăng gần gấp đôi trong sáu tháng qua. Thực tế, các nghiên cứu toàn cầu dự báo rằng AI sẽ tăng năng suất lao động toàn cầu thêm 40% vào năm 2035, mở ra cơ hội lớn

Thúc đẩy hợp tác đầu tư công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực Blockchain Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đứng trước nhiều "chông gai"

Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Cẩn trọng với các hình thức lừa đảo qua giao dịch thẻ FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Thanh tra Chính phủ nhắc tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới