Cuộc cạnh tranh vị thế trung tâm tiền điện tử tại châu Á

Nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó có Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Campuchia, đang xem xét các thay đổi chính sách liên quan đến tiền điện tử.

211045-bitcoin-chinh-phuc-dinh-moi.jpg
Hình ảnh minh họa đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Châu Á đang chứng kiến những nỗ lực của Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore trong cuộc đua trở thành trung tâm tiền điện tử, khi các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực tìm cách tận dụng đà phục hồi toàn cầu của lĩnh vực này nhờ sự hỗ trợ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đà tăng vọt của bitcoin gần đây khi đồng tiền điện tử phá kỷ lục gần 110.000 USD cùng những dự báo về đà tăng trưởng kéo dài đã thúc đẩy các nhà chức trách khám phá cơ hội trong lĩnh vực này.

Việc thúc đẩy các quy định thân thiện với tiền điện tử diễn ra sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX vào năm 2022 kéo theo khoảng 8 tỷ USD từ những khách hàng đã sử dụng sàn giao dịch này để mua, bán và lưu trữ tiền điện tử. Các khoản tiền sau đó đã được thu hồi, nhưng các cơ quan quản lý trên toàn thế giới không muốn sự việc đó lặp lại. Lĩnh vực này kể từ đó cũng chuyển hướng khỏi nguồn gốc phi tập trung của mình để chấp nhận sự quản lý từ giới chức năng.

Các nhà quản lý trên toàn thế giới cũng đang tìm cách cân bằng giữa các quy tắc thân thiện với doanh nghiệp và thắt chặt giám sát cho toàn lĩnh vực.

Một yếu tố có thể thay đổi cuộc chơi là lệnh hành pháp gần đây từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã cam kết đưa Mỹ trở thành "thủ đô tiền điện tử của hành tinh" bằng cách cung cấp "sự rõ ràng và chắc chắn về quy định" cho sự đổi mới tài sản kỹ thuật số và công nghệ blockchain (chuỗi khối).

Chủ tịch Evan Auyang của công ty đầu tư mạo hiểm Animoca Brands tin rằng cách tiếp cận mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các nhà quản lý trên toàn cầu.

Quảng cáo

Nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó có Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Campuchia, đang xem xét các thay đổi chính sách liên quan đến tiền điện tử. Tuy nhiên, Hong Kong và Singapore, cùng với Dubai ở Trung Đông, đã nổi lên như những ứng cử viên hàng đầu, đặc biệt là trong giai đoạn hoài nghi từ các nhà quản lý Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Cơ quan Tiền tệ Singapore đã cấp “Giấy phép Tổ chức Thanh toán chính” (Major Payment Institution - MPI) liên quan đến mã thông báo thanh toán kỹ thuật số cho 30 công ty.

Quốc gia này đã đi đầu trong việc quản lý tài sản kỹ thuật số, bao gồm những nỗ lực như Dự án Guardian năm 2022, kết nối các cơ quan quản lý với các ngân hàng toàn cầu lớn để nghiên cứu việc mã hóa tài sản. Ông Leong Sing Chiong, một quan chức cấp cao của Cơ quan Tiền tệ Singapore nhấn mạnh những động thái đó cho thấy nước này đã sớm hợp tác với các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý, cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này.

Hong Kong lại áp dụng một cách tiếp cận khác. Khu Hành chính đặc biệt này của Trung Quốc đã cấp "Giấy phép Nền tảng Giao dịch Tài sản Ảo" cho 10 công ty. Các nhà quản lý Hong Kong nhấn mạnh sự cần thiết phải thu hút "tính thanh khoản toàn cầu" bằng cách cung cấp các sản phẩm tiền điện tử rủi ro hơn như giao dịch phái sinh và tài trợ ký quỹ. Chiến lược này nhằm thúc đẩy giá trị thương mại và phát triển một hệ sinh thái mạnh mẽ trong trung tâm tài chính.

Trong khi Hong Kong có ít sàn giao dịch hơn, họ đã chứng kiến sự gia tăng đột biến vào năm ngoái về giá trị dòng tiền chảy vào. Dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Chainalysis chỉ ra rằng các sàn giao dịch tập trung của Hong Kong đã nhận được 26,6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, gần gấp ba so với cùng kỳ năm 2023 và gần gấp đôi con số 13,5 tỷ USD của Singapore.

Hong Kong đã sửa đổi khung pháp lý cho các sàn giao dịch tiền điện tử vào giữa năm 2023, giao nhiệm vụ thẩm định và cấp phép cho Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (SFC). Trung Quốc đã cấm tiền điện tử từ năm 2021 và các sàn giao dịch ở Hong Kong không thể phục vụ khách hàng Trung Quốc đại lục. Nhưng ông Yat Siu, Chủ tịch điều hành của Animoca Brands, cho rằng các chính sách thân thiện với tiền điện tử ở Hong Kong có "sự chấp thuận" của Bắc Kinh vì thành phố này đóng vai trò là cửa ngõ tài chính của Trung Quốc.

Ngoài các sàn giao dịch, SFC có kế hoạch nghiên cứu các quy định về dịch vụ lưu ký, đặt cược và giao dịch phi tập trung (OTC).

Bất chấp những nỗ lực này, những thách thức vẫn còn. Trong hai năm qua, một số công ty cho hay họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự chuyên về tuân thủ luật liên quan đến tiền điện tử.

Nhóm thẩm định của SFC cũng thiếu nhân sự. Trang web của cơ quan quản lý này liệt kê tám ứng viên đang chờ tuyển dụng, trong khi 13 người đã rút đơn đăng ký. Theo giới quan sát, SFC đang trong vị thế khó khăn khi họ phải đối mặt với cả những lời chỉ trích về tốc độ giới thiệu quy định cũng như mức độ bảo vệ nhà đầu tư của mình.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Giới phân tích giảm niềm tin vào vàng sau khi đạt đỉnh mới

Tương tự như tuần trước, giá vàng tuần này tăng liên tiếp 4 phiên đầu tuần lên mức cao kỷ lục mới, sau đó quay đầu giảm vào phiên thứ Sáu do các nhà đầu tư bán chốt lời. Nhiều nhà phân tích bắt đầu nghi ngờ liệu giá có tiếp tục tăng trong tuần tới?

Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh Giá vàng hướng đến tuần tăng thứ tám liên tiếp

Giá vàng tăng tuần thứ 8 liên tiếp nhờ nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn

Giá vàng tiếp tục tăng trong tuần này, đạt mức cao kỷ lục, do nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Giá vàng hướng tới 3000 USD: Rào cản mới từ thị trường Mỹ Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Giá vàng hướng đến tuần tăng thứ tám liên tiếp

Giá vàng tại châu Á phiên 21/2 đang trên đà hướng tới tuần tăng giá thứ tám liên tiếp, nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trước những lo ngại về các cảnh báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Giá vàng chạm mức “đỉnh” mới do lo ngại về chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Giá vàng hướng tới 3000 USD: Rào cản mới từ thị trường Mỹ

Đồng USD suy yếu, giá bạc leo đỉnh 4 tháng

Thị trường kim loại ghi nhận phiên giao dịch tích cực khi sắc xanh bao phủ hầu hết các mặt hàng trong nhóm. Ở chiều ngược lại, trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá hai mặt hàng cà phê quay đầu giảm mạnh trước áp lực tồn kho phục hồi mạnh.

Giá vàng tăng cao khi đồng USD suy yếu Đồng USD suy yếu đẩy giá vàng thế giới tăng trở lại

Giá vàng hướng tới 3000 USD: Rào cản mới từ thị trường Mỹ

Trong những ngày gần đây, giá vàng đã đạt mức cao kỷ lục mới, nhưng động lực trên thị trường đang bắt đầu suy giảm. Mặc dù vàng vẫn duy trì xu hướng tăng vững chắc, một công ty nghiên cứu cho biết các nhà đầu tư có thể cần kiên nhẫn hơn để đạt được mục tiêu 3.000 USD/ounce.

Giá vàng thế giới giằng co Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng Giá vàng chạm mức “đỉnh” mới do lo ngại về chính sách thuế của Tổng thống Mỹ

Bộ Tài chính không đồng tình đề xuất thí điểm giao dịch tiền số tại trung tâm tài chính từ 1/7/2026

Lo ngại ảnh hưởng tới an ninh tài chính, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan quản lý cần lấy thêm ý kiến Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý tiền tệ, bởi tài sản số, tiền số có thể được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Bitcoin tăng giá, số lượng triệu phú tiền số tăng tới 95% Thị trường tiền số thế giới chờ lực đẩy mới

Microsoft gia nhập cuộc đua lượng tử với sản phẩm chip đột phá

“Gã khổng lồ” công nghệ Microsoft ngày 19/2 đã công bố một sản phẩm chip máy tính mới, được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong nhiều lĩnh vực, từ chống ô nhiễm đến phát triển tân dược.

Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực Sự cố máy tính toàn cầu: Khoảng 8,5 triệu thiết bị của Microsoft chịu ảnh hưởng

Giá vàng chạm mức “đỉnh” mới do lo ngại về chính sách thuế của Tổng thống Mỹ

Giá vàng tại thị trường châu Á tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch 20/2, khi giới đầu tư tìm đến kim loại quý như một kênh trú ẩn an toàn trước lo ngại kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ.

Giá vàng châu Á giảm do hoạt động chốt lời, đàm phán hòa bình Ukraine Giá vàng thế giới giằng co