Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Biểu tượng TikTok trên màn hình điện thoại. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Doanh nhân tỷ phú người Mỹ Frank McCourt đang xây dựng kế hoạch tái cấu trúc cơ bản mô hình kinh doanh của TikTok như một phần trong kế hoạch đấu thầu mua lại ứng dụng video dạng ngắn thuộc sở hữu của Trung Quốc này.

Ông McCourt, người từng sở hữu đội bóng chày Los Angeles Dodgers, cho biết ông đã nhận được các cam kết vốn (mới chỉ là cam kết miệng) với tổng trị giá 20 tỷ USD từ một liên minh các nhà đầu tư. Đây là nỗ lực để "giải cứu" TikTok trong bối cảnh ứng dụng này đang chờ quyết định của Tòa án Tối cao về việc liệu TikTok có bị buộc phải bán các hoạt động tại Mỹ hay không.

Tầm nhìn của ông McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Theo thời gian, TikTok có thể kiếm doanh thu thông qua thương mại điện tử và nhượng quyền tiếp cận dữ liệu cho các mô hình đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) - với sự đồng ý của người dùng. Điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của công ty vào quảng cáo.

Quảng cáo

Ông McCourt cho biết đội ngũ của ông cũng đang thảo luận với các ứng viên tiềm năng cho vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của phiên bản TikTok mới. Một nguồn thạo tin cho hay nhóm này đã tiếp cận ông V. Pappas, cựu Giám đốc điều hành của TikTok.

Kế hoạch của ông McCourt dành cho TikTok cũng bao gồm việc di chuyển công nghệ của ứng dụng này sang một giao thức mã nguồn mở do Project Liberty phát triển. Đây là một tổ chức do McCourt thành lập. Giao thức này sẽ cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của họ và dễ dàng di chuyển nó đến nơi khác trên mạng Internet.

Tuy nhiên, kế hoạch này phải đối mặt với một số trở ngại, trong đó có những khẳng định lặp đi lặp lại của TikTok rằng họ không thể tách khỏi chủ sở hữu của mình là công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc.

Việc TikTok kháng cáo lên Tòa án Tối cao là nỗ lực cuối cùng để đảo ngược một đạo luật do Tổng thống Mỹ Joe Biden ký.

Tổng thống Joe Biden ngày 24/4/2024 đã ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát (PAFACA). Đạo luật buộc ByteDance - công ty có trụ sở tại Trung Quốc, phải hoàn tất việc thoái vốn tại TikTok theo thời hạn chót là ngày 19/1/2025. Nếu ByteDance không thực hiện chuyển quyền sở hữu, TikTok sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ.

Ông McCourt cho biết ông và đội ngũ đã có "các cuộc thảo luận sơ bộ" với các thành viên trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông Trump đã cố gắng cấm TikTok vào năm 2020 nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm của mình.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Trung Quốc lại khiến thế giới phải nể phục: Tung ra 3 công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực vận tải đường sắt

Ngày 22/3, tại ga cảng Hoàng Hoa thuộc tuyến đường sắt Sóc Hoàng, hệ thống điều khiển tàu tự động thông minh cho đường sắt trọng tải lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển đã chính thức vận hành.

Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ

Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Tối ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc đã chính thức ra mắt phiên bản hoàn chỉnh của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) T1, đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực AI vốn ngày càng sôi động.

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Reuters: Mỹ chặn DeepSeek trên thiết bị công

Bộ Thương mại Mỹ những tuần gần đây đã thông báo cho nhân viên về việc cấm sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên những thiết bị do chính phủ cung cấp.

Cùng hỏi ChatGPT và DeepSeek có 1 tỷ đồng thì nên đầu tư vào đâu, 2 công cụ AI trả lời sao? Ông Tập Cận Bình triệu tập Xiaomi, Alibaba, BYD, Huawei, DeepSeek... gặp mặt để làm gì?

"Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Nippon Telegraph & Telephone (NTT) sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ trong 3 năm cho đến năm tài chính 2027 nhằm tăng gấp đôi công suất trung tâm dữ liệu khi nền kinh tế số của quốc gia này phát triển.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Chờ đợi dữ liệu mới, vàng thế giới đi xuống

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ

Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cho thấy khả năng “nhẹ nhàng” hơn đối với AI, khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực công nghệ đang trỗi dậy này.

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU Gần 1.000 nhà máy thịt Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc