Hơn 1.000 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hưởng ứng chuyển đổi số trong giáo dục nhờ Blockchain và AI

Ngày 15/2/2025, hơn 1.000 sinh viên đã tham gia Tọa đàm “Blockchain và AI trong giáo dục và đào tạo giáo viên” do Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII phối hợp cùng trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức.

screenshot-2025-02-16-at-09.40.06.png
Sự kiện ABAII Unitour 22 thu hút hơn 1000 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tham gia.

Sự kiện nhằm hưởng ứng Quyết định số 4268/ QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2024 về Ban hành Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021, Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo giai đoạn đến năm 2030 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời mang đến những trao đổi chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo (AI) và Blockchain trong giáo dục, nhấn mạnh sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.

Tọa đàm “Blockchain và AI trong giáo dục và đào tạo giáo viên” là sự kiện thứ 22 trong chuỗi ABAII Unitour dự kiến sẽ tổ chức tại 30 trường đại học trên cả nước với tổng số sinh viên tham dự trực tiếp khoảng 20.000 người nhằm phổ cập Blockchain và AI.

Mở đầu tọa đàm, PGS. TS. Nguyễn Văn Trào, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập. Đại diện nhà trường cho biết: “Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố chiến lược trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Blockchain và AI sẽ giúp sinh viên tiếp cận những kỹ năng số quan trọng, đồng thời tạo ra nền tảng giáo dục minh bạch và hiệu quả hơn trong tương lai. Sự kiện ngày hôm nay thể hiện sự sẵn sàng của Nhà trường thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Chính phủ đồng thời chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho giảng viên, sinh viên thực hiện Chương trình đào tạo, đáp ứng được Khung năng lực số cho người học quy định tại Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT”.

Bà Nguyễn Vân Hiền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện ABAII, chia sẻ tại sự kiện: “Ứng dụng Blockchain và AI trong giáo dục là cơ hội để thay đổi cách thức giảng dạy, học tập và quản lý dữ liệu học sinh. Công nghệ này không chỉ tối ưu hóa quá trình giảng dạy mà còn giúp các cơ sở giáo dục nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý”.

AI và Đạo đức AI trong giáo dục

Tại sự kiện, chuyên gia Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng Giảng viên Viện ABAII đã có bài chia sẻ về “AI và Đạo đức AI trong giáo dục”. Trong gần một thế kỷ, AI đã có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là AI tạo sinh, đang thay đổi cách con người tiếp cận tri thức và giảng dạy.

Theo báo cáo của McKinsey & Company, PwC, có 80 triệu việc làm có thể bị thay thế bởi AI trong năm 2025, và khoảng 50% thời gian làm việc có thể thay thế bằng tự động hóa vào năm 2030. Sự phát triển của AI tạo sinh như Chat GPT đang làm thay đổi cách học tập, nghiên cứu của sinh viên.

Tuy nhiên, ông Thành cũng cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi AI phát triển thiếu kiểm soát, bao gồm vi phạm quyền riêng tư, thao túng thông tin và suy giảm tư duy phản biện của người học. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của AI, nhưng cần đảm bảo công nghệ này được kiểm soát và áp dụng theo các nguyên tắc đạo đức phù hợp, để AI trở thành công cụ hỗ trợ giáo dục thay vì thay thế con người.”

screenshot-2025-02-16-at-09.41.06.png
Ông Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng Viện ABAII khẳng định AI có thể được ứng dụng như một trợ lý học tập, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức về trách nhiệm.

Tại Liên minh châu Âu (EU), Hướng dẫn AI đáng tin cậy (EU Trustworthy AI Guideline) yêu cầu các bên liên quan đảm bảo phát triển và sử dụng công nghệ AI có đạo đức và trách nhiệm. Trong khi đó, Việt Nam chưa có bộ quy tắc đạo đức AI chính thức, và các quy định pháp lý về ứng dụng AI vẫn còn chưa đầy đủ.

Ông Thành cho rằng, khung pháp lý AI là cần thiết nhưng khó có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, do đó, các nguyên tắc đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sử dụng AI trong giáo dục. “Chuyển đổi số trong giáo dục không có nghĩa là trao toàn bộ quyền quyết định cho AI, mà là tận dụng AI để cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm học tập”, ông Thành nhấn mạnh.

Quảng cáo

Blockchain mang lại sự minh bạch trong giáo dục

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xúc tiến và Đầu tư, Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Nhà sáng lập và CEO Spores Network cho biết, Blockchain có thể giúp giải quyết các vấn đề cố hữu của hệ thống giáo dục hiện tại, như tình trạng gian lận bằng cấp, khó khăn trong xác minh chứng chỉ và thiếu tính minh bạch trong dữ liệu học tập.

Ông cũng đưa ra các mô hình cụ thể đang được triển khai trên thế giới, như hệ thống bằng cấp kỹ thuật số của MIT, nơi mọi chứng chỉ đều được ghi nhận trên Blockchain, giúp người học có thể chứng minh năng lực một cách nhanh chóng mà không cần qua trung gian xác minh. Ông cũng đề xuất các mô hình giáo dục phi tập trung đang nổi lên, như Open Campus – nơi mà người học có thể chủ động quản lý dữ liệu học tập của mình, đồng thời kết nối trực tiếp với nhà tuyển dụng mà không cần thông qua hệ thống giáo dục truyền thống.

Trong khuôn khổ sự kiện, các bạn sinh viên còn có cơ hội tham gia thảo luận cùng các chuyên gia hàng đầu về Blockchain, AI và giáo dục trong phiên thảo luận mở “Ứng dụng Blockchain và AI trong lĩnh vực giáo dục”.

Phiên thảo luận có sự tham gia của TS. Đỗ Trung Kiên, Phó Trưởng Khoa phụ trách CNTT, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; ThS. Phạm Thị Thanh Thúy, Bí thư Đoàn Thanh niên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; bà Lê Vũ Hương Quỳnh, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, Tether; ThS. Phạm Mạnh Cường, Nhà sáng lập Wischain, Giảng viên Trường Đại học Công nghệ TP HCM; ông Nguyễn Đức Long, Giám đốc Chuyển đổi số Viện ABAII.

screenshot-2025-02-16-at-09.39.13.png
Các chuyên gia cùng tham gia phiên thảo luận mở với chủ đề “Ứng dụng Blockchain và AI trong lĩnh vực giáo dục”

Dưới góc nhìn của người làm việc trong ngành giáo dục, TS. Đỗ Trung Kiên, Phó Trưởng Khoa phụ trách CNTT cho biết, nhà trường rất mong muốn thử nghiệm ứng dụng AI và Blockchain trong giảng dạy, đặc biệt là trong quản lý dữ liệu sinh viên và số hóa tài liệu học tập. Ông cũng chỉ ra rằng, các trường đại học cần nhanh chóng thích nghi với công nghệ mới, xây dựng các chương trình đào tạo về AI và Blockchain để giúp sinh viên tiếp cận sớm và ứng dụng một cách sáng tạo với những công cụ này.

Đồng quan điểm, ThS. Phạm Thị Minh Thúy, Bí thư Đoàn TNCS HCM, cho rằng việc đào tạo kỹ năng số cho sinh viên là cấp thiết, giúp sinh viên không chỉ tiếp cận mà còn làm chủ công nghệ. Bà cũng đề xuất cần có các chương trình đào tạo tích hợp để sinh viên sư phạm có thể giảng dạy về AI và Blockchain ngay từ bậc phổ thông.

Dưới góc độ hoạt động sinh viên, ThS. Thuý nhận định, chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc trang bị công cụ, mà còn là thay đổi tư duy giáo dục. Bà nhấn mạnh rằng các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ sinh viên về AI và Blockchain nên được khuyến khích phát triển, giúp sinh viên có môi trường thực hành thực tế.

Về ứng dụng thực tiễn của Blockchain và AI trong giáo dục, dưới góc nhìn của doanh nghiệp công nghệ, bà Lê Vũ Hương Quỳnh, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, Tether, đề cập đến việc Blockchain có thể được ứng dụng trong quản lý tài chính giáo dục, giúp minh bạch hóa học phí và các giao dịch giữa nhà trường và sinh viên. Bà nhấn mạnh rằng công nghệ này có thể giúp tối ưu hóa quy trình vận hành của các tổ chức giáo dục và tăng cường tính minh bạch trong tài trợ học bổng.

Là một giảng viên đồng thời là chủ doanh nghiệp công nghệ, ThS. Phạm Mạnh Cường, Nhà sáng lập Wischain, Giảng viên Trường Đại học Công nghệ TP HCM, chia sẻ về cách AI đang hỗ trợ giáo viên cá nhân hóa bài giảng, đồng thời giúp sinh viên tự động hóa việc nghiên cứu và truy xuất thông tin nhanh hơn. Ông cho rằng AI và Blockchain không chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên mà còn giúp giảng viên tối ưu hóa phương pháp giảng dạy, giảm tải công việc hành chính.

Phiên thảo luận kết thúc với phần tổng kết của ông Nguyễn Đức Long, trong đó ông nhấn mạnh rằng sự kết hợp giữa AI, Blockchain và chính sách giáo dục sẽ là chìa khóa giúp hệ thống giáo dục Việt Nam tiến xa hơn trong kỷ nguyên số. Ông khuyến khích sinh viên nên sử dụng nền tảng MasterTeck, nền tảng học trực tuyến mở về blockchain và AI hàng đầu Việt Nam do Viện ABAII phát triển để chủ động học tập, nâng cao kiến thức về Blockchain và AI.

ABAII Unitour 22 không chỉ là cơ hội để trao đổi tri thức, mà còn là bước đi cụ thể trong việc kết nối các đơn vị giáo dục, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào thực tiễn. Đây là bước tiến quan trọng hưởng ứng Quyết định 4268, giúp thúc đẩy đổi mới giáo dục trên nền tảng công nghệ số.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Trung Quốc lại khiến thế giới phải nể phục: Tung ra 3 công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực vận tải đường sắt

Ngày 22/3, tại ga cảng Hoàng Hoa thuộc tuyến đường sắt Sóc Hoàng, hệ thống điều khiển tàu tự động thông minh cho đường sắt trọng tải lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển đã chính thức vận hành.

Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ

Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Tối ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc đã chính thức ra mắt phiên bản hoàn chỉnh của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) T1, đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực AI vốn ngày càng sôi động.

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Reuters: Mỹ chặn DeepSeek trên thiết bị công

Bộ Thương mại Mỹ những tuần gần đây đã thông báo cho nhân viên về việc cấm sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên những thiết bị do chính phủ cung cấp.

Cùng hỏi ChatGPT và DeepSeek có 1 tỷ đồng thì nên đầu tư vào đâu, 2 công cụ AI trả lời sao? Ông Tập Cận Bình triệu tập Xiaomi, Alibaba, BYD, Huawei, DeepSeek... gặp mặt để làm gì?

"Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Nippon Telegraph & Telephone (NTT) sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ trong 3 năm cho đến năm tài chính 2027 nhằm tăng gấp đôi công suất trung tâm dữ liệu khi nền kinh tế số của quốc gia này phát triển.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Chờ đợi dữ liệu mới, vàng thế giới đi xuống

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ

Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cho thấy khả năng “nhẹ nhàng” hơn đối với AI, khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực công nghệ đang trỗi dậy này.

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU Gần 1.000 nhà máy thịt Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc