Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 120-160 km/h, dài 388 km đi qua 9 tỉnh, thành phố dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2025.

Bộ GTVT đang lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Theo đó, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được nghiên cứu với chiều dài hơn 388km, chạy chung tàu khách và tàu hàng, tốc độ thiết kế giai đoạn 1 là 160km/h, tổng mức đầu tư sơ bộ 8,483 tỷ USD.

Tổng mức đầu tư (bao gồm lãi vay) dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng giai đoạn 1 được tư vấn tính toán khoảng 205.931 tỉ đồng (tương đương 8,483 tỉ USD). Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 29.560 tỉ đồng (giai đoạn hoàn thiện); chi phí xây dựng 107.653 tỉ đồng, chi phí phương tiện 9.472 tỉ đồng; chi phí thiết bị 1.906 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 14.283 tỉ đồng; chi phí dự phòng 30.025 tỉ đồng.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do Liên doanh TEDI-TRICC-HP-CCTDI vận chuyển chung hành khách và hàng hóa.

Trong ngắn hạn đây là tuyến đường đơn (1 đường ray), khổ đường 1.435mm, điện khí hoá, tải trọng 22,5 tấn/trục. Giai đoạn sau, tuyến đường sắt này sẽ nâng cấp thành đường đôi (2 đường ray). Tốc độ thiết kế 160km/h cho giai đoạn 1, khi xây dựng thành đường đôi sẽ nâng tốc độ thiết kế trên 200km/h.

Với tốc độ thiết kế trên, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có thể chở khách từ Lào Cai tới Hải Phòng với tốc độ trên 120km/h, thời gian chạy tàu thường khoảng 4,6 tiếng, tàu nhanh khoảng 3,5 tiếng, tàu hàng khoảng 5,4 tiếng (đường bộ hiện tại khoảng 6 tiếng).

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có điểm đầu tại điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc, thuộc TP Lào Cai; điểm cuối tại ga cảng Lạch Huyện, TP Hải Phòng.

Tuyến đường sắt sẽ đi qua 9 tỉnh, thành: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng với tổng chiều dài chính tuyến 388,1km.

photo-1736497275613-17364972758821679837723.png

Bản đồ hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Nguồn: Tư vấn TEDI-TRICC-HP-CCTDI

Trong đó có 3 ga lập tàu, 20 ga hỗn hợp, 8 ga kỹ thuật. Khoảng cách trung bình 12,94 km/khu gian, khoảng cách lớn nhất giữa 2 ga liền kề là 20,9 km (ga Bảo Thắng - ga Sapa), khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 ga liền kề là 5,1km (ga Bắc Hồng - ga Đông Anh).

Cụ thể gồm những ga:

Quảng cáo

- Tỉnh Lào Cai: Ga Lào Cai, Ga Sa Pa, Ga Văn Bàn

- Tỉnh Yên Bái: Ga Châu Quế Thượng, Ga Đông An, Ga An Thịnh, Ga Y Can, Ga Yên Bái

- Tỉnh Phú Thọ: Ga Hạ Hoà, Ga Thanh Ba mới, Ga Phú Thọ mới, Ga Việt Trì mới

- Tỉnh Vĩnh Phúc: Ga Lập Thành, Ga Vĩnh Phúc mới, Ga Bình Xuyên, Ga Phúc Yên mới

- TP. Hà Nội: Ga Bắc Hồng, Ga Đông Anh, Ga Yên Thường, Ga Trung Màu, Ga Kim Sơn

- Tỉnh Hưng Yên: Ga Đại Đồng

- Tỉnh Hải Dương: Ga Bình Giang , Ga Hải Dương Nam, Ga Tứ Kỳ

- TP. Hải Phòng: Ga Tân Viên, Ga Nam Hải Phòng, Ga Nam Đình Vũ, Ga cảng Lạch Huyện, Ga Đình Vũ

Theo tính toán của tư vấn, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có năng lực thông qua dự kiến đến năm 2050 khoảng 14,7 triệu hành khách và 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Nhu cầu sử dụng đất của toàn dự án khoảng 2.576ha, có 4.761 hộ dân cần tái định cư để nhường đất cho dự án.

Dự án nhằm xây dựng mới tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, điện khí hóa, kết nối với Trung Quốc và khu vực cảng biển Hải Phòng. Nhà tài trợ vốn dự kiến là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).

Trước đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền cho chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 1/2025; bảo đảm hoàn thành các quy trình, cần thiết để khởi công dự án trước ngày 10/12.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ góp phần nâng cao năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt trục Đông - Tây nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt, kết nối đường sắt quốc gia với các cảng biển, các khu công nghiệp tập trung, khu du lịch, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay

Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai

SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao

Ngày 11/01/2025, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank kể từ ngày 11/1/2025 nhằm kiện toàn đội ngũ lạnh đạo cấp cao.

Điểm mặt loạt thương vụ M&A đình đám trên thị trường bất động sản Việt Nam 10 năm qua Chuyên gia: Thị trường bất động sản 2025 sẽ có nhiều khác biệt

Chốt phương án khai thác tạm 2 đoạn tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hơn 31.000 tỷ, đắt thứ 2 Việt Nam, dài gần 58 km

Hai đoạn tuyến được khai thác tạm của Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thì đoạn đầu tuyến từ Km0+000 - Km3+420 (từ nút giao đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (tỉnh Long An) đến quốc lộ 1 (TP.HCM) dài 3,4km và đoạn từ Km50+530 - Km57+581 (từ nút

Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026