Tiền lương của người lao động tăng khoảng 11% nhờ EVFTA

Sau thời điểm hiệp định EVFTA có hiệu lực, tiền lương bình quân của người lao động cũng cao hơn khoảng 11% so với thời điểm trước khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chia sẻ tại Hội thảo đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đối với vấn đề lao động - việc làm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức chiều 23/11, ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, thực trạng lao động việc làm của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2019 và bắt đầu giảm vào năm 2020 do dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, đến năm 2022, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều việc làm trong ngành cung cấp dịch vụ hàng hóa cho ngành xuất khẩu sang EU được tạo ra.

Theo dự báo, EVFTA sẽ tạo thêm khoảng 146.000 việc làm cho giai đoạn 2022 – 2025, bình quân khoảng 36,5 nghìn/năm, tăng 0,059% so với kịch bản không có EVFTA.

“Do ảnh hưởng lan tỏa, nên sẽ nhiều việc làm trong các ngành cung cấp dịch vụ hàng hóa cho ngành xuất khẩu sang EU được tạo ra, song tác động EVFTA đến khu vực thành thị và nông thôn không có sự khác biệt nhiều. Một số ngành có tác động mạnh từ Hiệp định EVFTA như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…”, ông Toàn thông tin.

Đối với nhóm ngành có khối lượng xuất, nhập khẩu sang các nước EVFTA cho thấy, các yếu tố về chỉ số định hướng xuất khẩu không thật sự có tác động đến tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong từng ngành ở thời điểm sau khi có hiệp định (quý 3/2020) tăng lên so với trước khi hiệp định có hiệu lực.

Đáng chú ý, EVFTA có những tác động tích cực đến vấn đề tiền lương, cụ thể giá trị thương mại giữa Việt Nam và các nước có tác động tích cực đến tiền lương bình quân, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, tiền lương bình quân của người lao động cũng tăng.

Thuế suất xuất khẩu giảm đã có tác động tích cực làm tăng tiền lương bình quân của lao động. So với các khu vực khác, tiền lương bình quân của người lao động làm việc trong khu vực xuất nhập khẩu từ các nước thuộc EVFTA cao hơn so với các khu vực còn lại khoảng 17% đến 28%.

Sau thời điểm hiệp định EVFTA có hiệu lực, tiền lương bình quân của người lao động cũng cao hơn khoảng 11% so với thời điểm trước khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Hưởng lợi hơn về mức lương thuộc nhóm lao động nữ, lao động khu vực thành thị và nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn.

Ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Mặc dù vậy, báo cáo cũng cho thấy, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc thực thi hiệp định thương mại trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài sẽ làm giảm hiệu quả tác động của EVFTA đến lao động việc làm và đặt ra nhiều thách thức đối với lao động việc làm như: Thay đổi về hình thức làm việc, thiếu hụt nguồn cung lao động cục bộ ở một số địa phương, sự mất cân đối cung cầu về cơ cấu lao động…

Mặt khác, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có tay nghề trong khi trên thị trường lao động vẫn dư thừa lao động nhưng là lao động chưa qua đào tạo.

Trong bối cảnh đó, ông Phạm Ngọc Toàn đưa ra một số khuyến nghị, đó là cần thực hiện công tác đánh giá và dự báo tác động của EVFTA cũng như các hiệp định thương mại tự do khác hằng năm nhằm giúp Việt Nam kịp thời có những giải pháp ứng phó với biến động của lao động.

Cần tăng cường dự báo nhu cầu lao động theo trình độ kỹ thuật và ngành nghề để đáp ứng yêu cầu của EVFTA để có kiến nghị phù hợp với điều chỉnh cơ cấu đào tạo của Việt Nam, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, chất lượng cao, quan tâm công tác đào tạo và đào tạo lại lao động.

Đối với doanh nghiệp, cần đầu tư vào con người, khoa học công nghệ, và mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường ngách, tham gia chuỗi sản xuất để tận dụng cơ hội từ EVFTA, tăng cường tuân thủ pháp luật lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế…

Đối với người lao động cần có được các kỹ năng phù hợp với công việc. Người lao động cũng cần linh hoạt hơn, chuẩn bị cho các tình huống việc làm khác nhau khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có thể điều chỉnh từ EVFTA.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE