"Thuế tối thiểu toàn cầu không là “bước cản”, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho FDI"

Ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng thuế suất tối thiểu toàn cầu khó có khả năng cản trở dòng vốn FDI của Việt Nam do các ưu đãi về thuế không phải là điểm thu hút chính để thành lập nhà máy ở Việt Nam.

Ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital đưa ra nhận định trong bài phân tích với nội dung “Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định”.

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung về dòng vốn FDI. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện hai yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với dòng vốn FDI của Việt Nam.

Hai yếu tố này đã thu hút sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam gồm 1) Việt Nam có thể đang mất đi sự cạnh tranh về nguồn vốn FDI so với Ấn Độ, Malaysia, Indonesia; 2) Cơ chế mới về thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu sẽ làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam như là một điểm đến của FDI bởi giới hạn các ưu đãi thuế dành cho các nhà đầu tư FDI tiềm năng.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của các tập đoàn đa quốc gia trong chiến lược “Trung Quốc + 1”

Bài phân tích nêu, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra vào năm 2018 và từ đó đến năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm khoảng 13%, từ 69% còn 56% tổng xuất khẩu từ các nước kém phát triển (LDC) ở Châu Á (bao gồm cả Ấn Độ) sang Mỹ. Việt Nam đã có khoảng một nửa thị phần xuất khẩu giảm của Trung Quốc, qua đó tăng thị phần xuất khẩu của Việt Nam trong các nước LDC ở Châu Á sang Mỹ từ 6% năm 2018 lên 13% vào năm 2022.

vinac-1-4522.jpg

Theo ông Michael Kokalari, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bởi ba thế mạnh quan trọng đã thúc đẩy các khoản đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, từ đó dẫn đến việc xuất khẩu tăng mạnh. Đầu tiên và quan trọng nhất, mức lương tại các nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc, trong khi năng suất làm việc của nguồn nhân lực hai quốc gia tương đương nhau, theo các cuộc khảo sát của JETRO và các tổ chức khác. Tiếp theo, Việt Nam có vị trí địa lý gần kề với chuỗi cung ứng ở Châu Á, đặc biệt thuận tiện cho việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Và cuối cùng, Việt Nam được hưởng lợi từ hiện tượng “Friendshoring”, trong đó các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các quốc gia có ít có rủi ro trong việc chịu mức thuế cao đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ. Sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là một điểm đến đầu tư “Friendshoring” đã tăng đáng kể trong năm nay sau chuyến thăm Việt Nam của ông Antony Blinken cũng như phái đoàn lớn nhất từ trước đến nay gồm các công ty hàng đầu của Mỹ. Cả hai sự kiện này đều diễn ra sau cuộc điện đàm đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ấn Độ chưa phải là mối đe doạ với dòng vốn FDI vào Việt Nam

Thông báo của Apple vào tháng 4 vừa qua về các kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng sản xuất iPhone tại Ấn Độ đã dấy lên nhiều tin tức, nhưng theo góc nhìn của chuyên gia VinaCapital, điều này cũng nhất quán với các tập đoàn đa quốc gia khác đang đầu tư vào Ấn Độ chủ yếu là sản xuất các sản phẩm dành cho người tiêu dùng tại thị trường nội địa và điều này rất khác so với mục đích đầu tư vào Việt Nam.

Quảng cáo

Chuyên gia đề cập, Việt Nam đang theo đuổi “Mô hình phát triển Đông Á”, đây cũng là cách tiếp cận mà các nền kinh tế được ví như “Con hổ của Châu Á” đã vận dụng để trở nên giàu có. Chiến lược tăng trưởng kinh tế này tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ và các nước phát triển khác. Phần lớn các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam đều đang đóng góp vào nỗ lực đó. Gần như tất cả các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam đều nhằm mục đích xuất khẩu, đặc biệt là sang Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm hơn 1/4 kim ngạch xuất khẩu).

vinac-2-787.jpg

Ngược lại, Ấn Độ đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng thị trường nội địa, vì vậy các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước này nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng thay vì coi đó là cơ sở sản xuất để xuất khẩu.

Trong số 7 triệu chiếc điện thoại mà công ty bán ra tại Ấn Độ trong năm ngoái, chỉ có 6,5 triệu chiếc được sản xuất trong nước, còn lại vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Điều này lý giải động lực của Apple đầu tư vào Ấn Độ là để đáp ứng nhu cầu nội địa đang tăng cao.

Thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu sẽ không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam

Các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam thường được hưởng thuế suất ưu đãi, có thể bao gồm mức 0% trong những năm đầu hoạt động, sau đó tăng dần lên mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong một khoảng thời gian có thể lên đến 10 năm.

Năm 2021, hơn 100 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam) đã đồng ý với đề xuất của OECD về việc áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu (GMT) 15% từ năm 2023 đối với những doanh nghiệp có thu nhập hợp nhất trên 850 triệu USD. Việc thực hiện thỏa thuận này sau đó đã bị trì hoãn đến năm 2024 và vẫn chưa rõ là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có tham gia vào kế hoạch này không.

Bài viết của ông Michael Kokalari nêu, Việt Nam đang chuẩn bị triển khai cơ chế thuế tối thiểu vào năm tới và khoảng 70 công ty ở Việt Nam có thể bị tăng thuế suất nếu cơ chế thuế mới được áp dụng. Đồng thời, một số thị trường mới nổi trong khu vực được cho là đang nghiên cứu các hỗ trợ thay thế, trong đó một số khoản thu thuế bổ sung sẽ được chuyển vào “quỹ hỗ trợ kinh doanh” để trợ cấp một số chi phí sản xuất của các công ty đó (ví dụ như trợ giá điện, hỗ trợ chi phí xây dựng nhà máy mới, hỗ trợ nhà ở cho công nhân,...), nhằm bù đắp gánh nặng từ việc đóng thuế ở mức cao hơn của các công ty.

Quan trọng hơn, thuế suất thấp không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định của công ty về địa điểm đầu tư cho nhà máy mới, theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác. Những yếu tố các yếu tố khác như ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động (chất lượng & tiền lương) và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng hơn.

Kết luận lại, chuyên gia cho rằng thuế suất tối thiểu toàn cầu khó có khả năng cản trở dòng vốn FDI của Việt Nam do thực tế là các ưu đãi về thuế không phải là điểm thu hút chính để thành lập nhà máy ở Việt Nam. Hơn nữa, khả năng Việt Nam sẽ có những giải pháp thay thế cho thuế suất tối thiểu toàn cầu khi cơ chế này được triển khai.

Với những phân tích trên, chuyên gia VinaCapital hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho FDI, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia đang tìm cách sản xuất để xuất khẩu và tìm kiếm một cơ sở sản xuất thay thế hoặc bổ sung cho Trung Quốc trong tương lai gần.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia