Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ gấp 3, 4 lần hiện nay

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng, với sự phát triển của hai đất nước, hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư sẽ có đột phá hơn về mọi mặt, đạt kết quả gấp 3, 4 lần hiện nay vào dịp hai nước kỷ niệm 60 năm qu

Chiều 23/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.

Đây là một trong những sự kiện quan trọng được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc. Lãnh đạo các bộ ngành, địa phương và khoảng 500 doanh nghiệp, gồm khoảng 300 doanh nghiệp Hàn Quốc, 200 doanh nghiệp Việt Nam cùng tham dự.

Đưa kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỷ USD vào năm 2030

Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam là mẫu mực trên thế giới. Nhiều người Việt Nam đang học tiếng Hàn và nhiều người Hàn Quốc đang học tiếng Việt.

Do đó, hai nước cần tiếp tục nâng tầm mối quan hệ này để đối phó với những biến động bất thường đang diễn ra trên thế giới. Trong tương lai, các lĩnh vực văn hoá, giao lưu nhân dân, thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ đều được mở rộng mạnh mẽ.

img9978-1687510648411856883716-1687516653165750947778-8451.jpg Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Ảnh: VGP

Tổng thống Hàn Quốc cho rằng, điều cấp bách nhất là hai nước cần nâng cao hơn nữa hoạt động giao thương, đưa kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỷ USD vào năm 2030.

“Hai nước cần mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác, đồng thời gỡ bỏ mọi rào cản quá trình này. Thời giới tới, hy vọng doanh nghiệp hai nước sẽ có nhiều dự án hợp tác với nhau.”, Tổng thống Hàn Quốc kỳ vọng.

Ông Yoon Suk Yeol cũng cho biết, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ. Điều này đòi hỏi những động thái, chiến lược hết sức cụ thể.

“Việt Nam và Hàn Quốc đang là những nước được hưởng lợi ích từ tự do thương mại và hai bên cần thúc đẩy điều này, đồng thời tăng cường hợp tác về các lĩnh vực như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo. Mặt khác, phía Hàn Quốc sẽ hỗ trợ để các hoạt động giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước ngày càng phát triển.”, Tổng thống Hàn Quốc nêu rõ.

Thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng "đơm hoa kết trái"

Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hơn 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử.

Quảng cáo

Cụ thể, quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người hơn 4.100 USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt hơn 730 tỷ USD, thuộc nhóm nước có quy mô thương mại lớn trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam đã là điểm đến đầu tư hấp dẫn với khoảng 37.000 dự án FDI đang hoạt động, tổng vốn hơn 440 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong tiến trình đó, Việt Nam rất hoan nghênh sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Hàn Quốc.

“Với sự phát triển của hai đất nước, hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư sẽ có đột phá hơn về mọi mặt, đạt kết quả gấp 3, 4 lần những kết quả đã đạt được hiện nay vào dịp hai nước kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao, xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần giúp quan hệ hai nước ngày càng đơm hoa kết trái", Thủ tướng kỳ vọng.

img9979-16875107287791505098192-1687516529017240355806-9600.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, định hướng thu hút đầu tư hiện nay của Việt Nam là có chọn lọc, ưu tiên các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, phù hợp với Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực tiềm năng như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, công nghệ sinh học, điện tử, bán dẫn, năng lượng sạch, kinh tế xanh, đô thị thông minh, nông nghiệp công nghệ cao…

"Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường đầu tư các lĩnh vực công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí. Đây cũng là những lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và sự hợp tác này có tính bổ trợ, cùng nhau cùng phát triển.”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Thủ tướng đề nghị các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trong thời gian tới tiếp tục mở rộng đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thân thiện môi trường, góp phần cùng Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đồng thời, đề nghị các hiệp hội Hàn Quốc với vai trò "cánh tay nối dài" của các doanh nghiệp Hàn Quốc với Chính phủ Việt Nam, kịp thời cung cấp và báo cáo các vướng mắc, khó khăn của các hội viên trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; kịp thời kiến nghị, đề xuất các chính sách, pháp luật phù hợp.

“Chính phủ Việt Nam luôn luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Các ý kiến đóng góp của các hiệp hội, doanh nghiệp ngày hôm nay và sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương liên quan để nghiên cứu, tiếp thu và có những phản hồi cụ thể.”, Thủ tướng nêu rõ.

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt gần 87 tỷ USD. Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn với gần 82 tỷ USD vốn đăng ký, gần 9.600 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam.

Hiện có 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, hoạt động không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống mà còn hướng tới các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, môi trường, tăng trưởng xanh… với khoảng 1,3 tỷ USD đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh…

Doanh nghiệp Hàn Quốc có những đóng góp quan trọng trong một số lĩnh vực như công nghệ cao, công nghiệp điện tử, năng lượng, ô tô, xây dựng...

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia