Thị trường bất động sản TP.HCM: Hai năm COVID-19 không bằng nửa năm siết tín dụng

“Cú quay xe” về việc hạn chế tín dụng vào bất động sản, lãi suất điều chỉnh tăng nóng đã khiến thị trường bất động sản đột ngột giảm nhiệt, chuyển sang trạng thái trầm lắng, thanh khoản chậm.

Khó hơn thời kì COVID-19

Nhiều doanh nghiệp địa ốc cho rằng, tình hình hiện tại “khó thở” hơn lúc dịch COVID-19 hoành hành. Không có dòng vốn duy trì hoạt động khiến nhiều doanh nghiệp “gãy cánh”.

Đại diện một doanh nghiệp địa ốc phía Nam (dấu tên) cho rằng, nếu dùng một từ để miêu tả về thị trường bất động sản (BĐS) năm 2022 thì từ chính xác nhất là “đột ngột”. Bởi lẽ, đến hiện tại, thị trường BĐS diễn biến ngược lại hầu hết các dự báo đầu năm 2022.

Vị này cho rằng, “cú quay xe” về việc hạn chế tín dụng vào BĐS, lãi suất điều chỉnh tăng nóng liên tục từ đầu tháng 4/2022 khiến thị trường địa ốc điêu đứng. Từ tăng trưởng nóng, thị trường giảm nhiệt nhanh chóng và chuyển sang trạng thái trầm lắng, thanh khoản chậm. Việc thanh tra, kiểm tra trái phiếu doanh nghiệp BĐS dẫn đến nguy cơ mất khả năng chi trả khi đến hạn ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư. Đỉnh điểm nhất là tình trạng khó khăn về dòng tiền diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp BĐS buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm chi phí đầu tư tối đa. Việc duy trì hoạt động là cực kì khó khăn với các doanh nghiệp lúc này.

“Thực sự, lúc này doanh nghiệp thấy khó khăn hơn rất nhiều so với thời COVID-19 hoành hành, cách ly xã hội kéo dài. Thời điểm đó, doanh nghiệp vẫn còn dòng tiền để duy trì, gồng bộ máy. Còn hiện tại, không biết lấy gì để gồng. Dự án không bán được, áp lực dòng tiền ngày càng tăng”, đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.

img-8463-377.jpeg

Mọi hoạt động giao dịch BĐS gần như "tắt" ở thời điểm này.

Còn nhớ, thời điểm COVID-19 lần tư vào giữa năm 2021 đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc “điêu đứng” vì cách ly xã hội, không bán được hàng. Thực tế, từ quý 3/2020 đến gần cuối năm 2021, doanh thu của loạt doanh nghiệp BĐS đã sụt giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động hoặc tìm cách xoay sở bằng doanh thu từ các nguồn khác. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, bước sang đầu năm 2022, thị trường BĐS có dấu hiệu sôi động. Nhiều doanh nghiệp như được “sống lại” nhờ tỉ lệ hấp thụ dự án khá tốt.

Theo các doanh nghiệp địa ốc, dù COVID-19 kéo dài hơn 2 năm, nhưng dòng tiền của doanh nghiệp để gồng bộ máy vẫn còn. Nghĩa là, thời điểm đó, doanh nghiệp vẫn tiếp cận nguồn vốn từ trái phiếu, ngân hàng… để duy trì bộ máy.

Thế nhưng, đến hiện tại, khi lãi suất liên tục tăng, trong khi vốn ngân hàng, trái phiếu đều bị siết lại khiến doanh nghiệp “tiến thoái lưỡng nan”, đứng trên bờ vực phá sản. Nhiều công ty địa ốc cắt giảm nhân sự từ 40-70%, điều này không diễn ra trong thời kì COVID-19.

Theo một chuyên gia trong ngành, có lẽ dịch COVID-19 kéo dài cộng hưởng với siết tín dụng đã khiến “sức đề kháng” của doanh nghiệp giảm rõ rệt. Ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng “lụi dần” vì thiếu vốn. “Tuy vậy, sức đè của hơn 6 tháng siết tín dụng khủng khiếp hơn nhiều so với thời kì COVID-19”, vị này nhấn mạnh.

Quảng cáo

Có thể thấy, việc siết tín dụng vào BĐS đã gây tâm lý xáo trộn trên toàn thị trường. Đến hiện tại, gần như thị trường địa ốc rơi vào trạng thái bất động.

“Bất động là từ tôi nghĩ phản ánh đúng và đủ hiện trạng thị trường BĐS thời điểm hiện tại”, ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam nhấn mạnh.

Cụ thể, về nguồn cung và sức cầu thị trường liên tục ghi nhận giảm mạnh bắt đầu từ giữa quý 2/2022. Đến nay, thị trường gần như “ngủ đông” ở một số phân khúc, nhất là BĐS nghỉ dưỡng. Xu hướng giảm chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo ông Thắng, nếu tình hình thị trường không có chuyển biến mới, trạng thái “ngủ đông” sẽ lan trên diện rộng hơn.

Hiện các kênh huy động vốn của doanh nghiệp bị tắc nghẽn. Doanh nghiệp BĐS đang đứng trước nguy cơ sống còn.

Cả thị trường trông chờ vào năm 2023?

Theo các chuyên gia, điều doanh nghiệp chờ” lúc này là động thái tiếp theo của cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề giải tỏa cơn khát vốn hiện nay của thị trường như thế nào.

Theo một doanh nghiệp BĐS, thị trường địa ốc năm 2023 phụ thuộc vào các biến số quan trọng: Đầu tiên phải kể đến chính sách điều hành các kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS bao gồm trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng hay các quỹ đầu tư tài chính.

“Với nhu cầu phát triển hiện nay của thị trường BĐS nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, văn phòng cho thuê, cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng hay đất cho thuê nhà xưởng, KCN... cần có đủ nguồn lực về tài chính để đảm bảo sự đầu tư và phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế. Nếu không kịp thời điều chỉnh, thị trường BĐS năm 2023 vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn”, vị này nhấn mạnh.

3ee-9809.jpg

Kế đến, các quyết sách tháo gỡ các điểm nghẽn cho thị trường BĐS bao gồm điểm nghẽn về pháp lý dự án thông qua việc điều chỉnh luật và các quy định liên quan phải xây dựng lộ trình cụ thể. Việc triển khai thực thi của bộ máy quản lý nhà nước cũng sẽ đóng góp tích cực nhằm khơi thông nguồn lực để phát triển thị trường. Đây là các vấn đề đã tồn đọng quá lâu và kéo dài dẫn đến sụt giảm nguồn cung, gây áp lực lên mặt bằng giá và hiệu quả kinh doanh do thời gian triển khai dự án kéo dài ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Điều quan trọng không kém đó chính là niềm tin của người dân và NĐT vào chính sách điều hành, quản lý của nhà nước. Niềm tin vào tiềm năng của thị trường phải được quan tâm và củng cố. Nếu không giữ vững điều này tâm lý chung của thị trường sẽ tiếp tục thận trọng và thị trường BĐS sẽ càng khó có cơ hội phục hồi trong ngắn hạn.

Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia BĐS cho rằng, tâm lý của thị trường BĐS hiện nay là chờ đợi. Rất khó để đưa ra nhận định thị trường BĐS 2023 khi có nhiều yếu tố tác động. Nhưng trong 2023 đang có sự chờ đợi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua kéo theo các luật khác như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS ... cũng thay đổi theo. Đặc biệt là các cơ chế chính sách của Chính phủ hi vọng sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Chủ tịch Hà Nội thúc tiến độ 2 dự án BT dang dở

Đối với dự án đầu tư xây dựng đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, huyện Thanh Trì, Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn UBND huyện Thanh Trì thực hiện hạn mức giao đất ở tái định cư, báo cáo thành phố nếu vượt thẩm quyền.

Lâm Đồng chọn nhà đầu tư xây khu dân cư kiểu mẫu gần 1.300 tỷ đồng Nút giao thông 4 tầng đầu tiên của Việt Nam: Vừa lắp 16 camera phạt nguội, có đường sắt 13km mất 13 năm xây dựng bằng công nghệ Trung Quốc đi qua

Lâm Đồng chọn nhà đầu tư xây khu dân cư kiểu mẫu gần 1.300 tỷ đồng

Theo phê duyệt, dự án Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu Eco Grand Land có quy mô sử dụng đất khoảng 46,25ha; trong đó, đất ở chiếm 26,13ha với tổng số 1.446 lô đất; đất thương mại – dịch vụ là 0,97 ha…

Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản Bất ngờ tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh có lợi suất cho thuê chung cư cao nhất cả nước

Bất ngờ tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh có lợi suất cho thuê chung cư cao nhất cả nước

Hiện lợi suất cho thuê chung cư trung bình tại Bình Dương là 4,7%, vượt trội so với mức 3,7% của Hà Nội và 3,6% của TP. Hồ Chí Minh. 3,6% cũng là lợi suất cho thuê chung cư bình quân toàn quốc năm 2024.

Thu hẹp dư nợ cuối năm 2024, Chứng khoán Mirae Asset gặp thách thức về dư địa phát triển Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản

Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản

Ngày 20/1, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 224/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

Viglacera đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thoái vốn trong năm 2025 Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Ở Bình Dương, căn hộ từ 45-50 triệu đồng/m2 đã có tiêu chuẩn bàn giao cao cấp, và duy trì tỷ lệ lấp đầy cho thuê 80-90%, với giá thuê hàng tháng khoảng 15 triệu đồng/căn 2PN. Tuy nhiên, tại Hà Nội hay TP.HCM, căn hộ giá từ 80-90 triệu đồng/m2 mới có thể

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao? Một phân khúc bất động sản cả năm “im ắng” bỗng “trỗi dậy” vào cuối năm với lượng tiêu thụ bất ngờ tăng 2-3 lần

Hà Nội tạm dừng đào đường từ ngày 22/1

Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu, từ ngày 22/1, tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn.

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và duy trì triển vọng tích cực Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chuyên gia của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản nhà ở năm 2025 sẽ có bước phát triển. Chung cư vẫn dẫn dắt thị trường, giá căn hộ sẽ tiếp tục tăng từ 7-10% so với năm 2024.

Giá bán chung cư cũ Hà Nội tăng cao chưa từng thấy Gần 10.000 căn hộ chung cư có giá từ 80 triệu đồng/m2 đổ bộ vào thị trường trong năm 2024

Metro số 1 "lăn bánh", cơ hội cho bất động sản từ khu vực ít ai ngờ tới

Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức lăn bánh cuối tháng 12/2024 sau hơn 10 năm chờ đợi được xem là “cú hích” cho thị trường bất động sản dọc tuyến hạ tầng này. Tâm lý “bao xa không bằng bao lâu” của người mua nhà Tp.HCM cùng tiềm năng tăng giá

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức hoạt động "đẩy" giá căn hộ chung cư dọc tuyến tăng nóng 35 - 70%, cao vượt trội so với thị trường

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản (BĐS) tăng mạnh trong năm 2024, bất động sản công nghiệp và hậu cần duy trì triển vọng tích cực. Nhu cầu về nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tăng nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử và dòng vốn FDI.